Thủ tục nhập trạch hoặc thủ tục về nhà mới là một nghi thức không thể thiếu khi gia chủ muốn “thuận buồm xuôi gió” cho một khởi đầu mới. Vậy các bước chuẩn bị cho thủ tục nhập trạch gồm có những gì? Hãy cùng Phê Decor Phê Decor tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây.
Trong văn hóa của người Việt, thủ tục về nhà mới (thủ tục nhập trạch) là một bước quan trọng và cần thiết khi gia chủ chuyển tới nơi ở mới. Nói một cách đơn giản, bước vào ngôi nhà cũng giống như chuyển đến một nơi ở mới. Mâm cỗ cúng nhập trạch (mâm cúng về nhà mới) không chỉ thể hiện lòng thành, lời cảm ơn tới các bậc bề trên mà còn tượng trưng cho lời chúc phúc, mong muốn một sự khởi đầu an lành và giàu có mãi mãi của gia đình.
Ngoài những nghi lễ thuộc về đức tin và tâm linh, gia chủ cũng nên chú trọng vào những việc cần làm khi mới chuyển vào nhà mới như: kiểm tra kỹ càng đồ đạc được đóng gói vận chuyển có đầy đủ chưa? Các công tắc điện nước có xảy ra vấn đề ngoài ý muốn hay không? Hay là những dây kết nối nguồn điện với các thiết bị quan trọng trong nhà có trục trặc nào không? Đó là những thủ tục về nhà mới rất là căn bản nhưng cũng không kém phần quan trọng đối với gia đình mà các gia chủ cần phải để tâm lưu ý.
Từ ngàn năm nay, ông bà ta đều vững tin rằng mỗi một vùng đất đều có các vị thần linh cai quản. Vì vậy, nhiều người quan niệm rằng chuyển nơi ở là việc rất hệ trọng, phải làm lễ xin phép mới được thần linh, tổ tiên chấp nhận. Đồng thời để gia đạo được tiếp nối phù hộ thì thủ tục về nhà mới như một lời xin phép gửi đến tổ tiên, thần tài và thổ địa đang được thờ phụng ở địa chỉ cũ chuyển sang nơi định cư mới. Vì vậy, không thể nóng vội mà phải làm theo đúng thủ tục.
Trước tiên ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của hai từ Hán Việt “nhập trạch”. Đối với “nhập” nghĩa là “vào” và “trạch” nghĩa là “nhà”. Nói một cách đơn giản, vào nhà có nghĩa là chuyển đến một nơi ở mới. Lễ nhập trạch là một thủ tục về nhà mới cực kỳ quan trọng, tượng trưng cho việc “khai báo hộ khẩu” với thần linh, thổ địa cai quản mảnh đất này. Đây là một truyền thống tốt đẹp, đã được lưu truyền của dân tộc ta xuyên suốt hàng ngàn năm nay.
Để tránh bỏ sót và mất thời gian vào ngày chuyển nhà, mọi người cần nhận thức được những gì cần thiết để lập kế hoạch đầy đủ. Một buổi lễ nhập trạch chuẩn cần gồm những bước sau: Chọn một ngày tốt lành cho buổi lễ nhập trạch; Chuẩn bị mâm lễ vật cúng nhập trạch (thường sẽ có ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn); Soạn văn khấn gồm hai phần dành cho thần linh và tổ tiên; Chuẩn bị những đồ vật khác. Đặc biệt, theo thủ tục, khi bước vào nhà, các thành viên sẽ không được phép đi tay không mà sẽ cầm theo những đồ vật tượng trưng cho sự may mắn như: chổi mới, bếp nấu, gạo, muối, vàng, tiền bạc…
Xông nhà là một phương pháp thanh lọc xung quanh, làm sạch không khí, xua đuổi điều xui xẻo nhằm mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc và sự bình an cho cả gia đình khi về nhà mới. Xông hơi tại nhà được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau ,bao gồm xông nhà đón năm mới, chuyển đến địa điểm mới, dọn vào nhà mới, xông nhà để giải xui, vệ sinh nhà cửa, hóa giải buôn bán ế ẩm,… hay đơn giản là thanh lọc không khí trong nhà tốt hơn.
Vì thế, cần thêm số nguyên liệu xông hơi: quả bồ kết, trầm hương, tinh dầu, cách xông nhà bằng thuốc bắc, vỏ bưởi, củ sả, bột khử trùng. Đây đều là các nguyên liệu thường dùng trong việc xông nhà, tẩy uế và sự hiệu quả của chúng đã được chứng thực qua nhiều đời nay.
Hiện nay để xông nhà cửa, mọi nhà thường chọn dùng tinh dầu tẩy uế thơm và sát khuẩn. Cùng bảng thành phần 100% thiên nhiên gồm Tinh dầu sả, tinh dầu bưởi, Tinh dầu Bạch đàn chanh với công dụng tẩy uế, sát khuẩn, dùng lau rửa toilet, nhà cửa. Với nguồn nguyên liệu sạch, không hóa chất, chuyên sử dụng lau dọn nhà vệ sinh, nhà cửa giúp không gian sống trở nên sạch sẽ và an toàn.
Ngoài ra, hãy nhớ tham khảo “Cách Khử Mùi Tủ Giày Trong Mọi Thời Tiết” để giữ gìn tủ giày sạch sẽ, gọn gàng trước khi dọn về ở nhà mới.
Theo người xưa, ông Địa tượng trưng cho vị thần cai quản vùng đất mà gia đình đang sinh sống cùng với Thần Tài giúp trông coi, đem tới sự may mắn trong làm ăn cho các gia đình. Nghi lễ cúng thần tài, thổ địa cũng là một nét đẹp trong thủ tục về nhà mới của dân tộc ta.
Cần chuẩn bị và lưu ý những gì khi cúng thần tài thổ địa? Đầu tiên, thời gian cúng Thần Tài nên là vào khoảng 7-9h sáng (giờ Thìn) là tốt nhất. Trước khi cúng, chúng ta cần lưu ý lau dọn sạch sẽ, kỹ càng bàn thờ và nơi đặt không được trước cửa phòng tắm hay thùng rác. Tiếp theo, gia chủ phải chuẩn bị đồ cúng, mâm cỗ và hoa quả như heo quay, gà, chuối chín vàng, táo, lê, hoa tươi… Sau đó, gia chủ sẽ đọc văn khấn cầu mong hai vị Thần sẽ phù hộ, độ trì và đem lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình.
Theo quan niệm của ông bà ta, chiếu đang sử dụng và bếp lửa là hai vật dụng cần mang vào trước hết, vì lửa có khả năng xua tan những âm khí còn tồn đọng trong nhà. Tuyệt đối tránh mang bếp điện vào nhà đầu tiên, do quan niệm dân gian bếp điện có nhiệt mà không xuất hiện lửa nên không tốt.
Thêm vào đó nếu gia chủ muốn sắm các sản phẩm cho nội thất nhà bếp có tham khảo các mẫu bàn ăn cao cấp hay bàn ăn thông minh của nhà Phê Decor. Ngoài ra Phê Decor đang có chương trình mua chung cực hấp dẫn cho các gia chủ giảm trực tiếp đến 13% cho các sản phẩm nội thất được mua chung.
Ngoài ra, bếp lửa còn là hiện thân của Táo Quân (tức ông Táo) đại diện cho sự đầm ấm, hòa thuận của gia đình.
Chuông gió (phong linh) nên được treo ở một số nơi như cửa ra vào hoặc cửa sổ trong nhà. Trong phong thủy, chuông gió là một công cụ giúp dẫn dắt khí luân di chuyển qua lại các vị trí trong nhà.
Ngoài ra, người xưa có quan niệm là âm thanh của các vật dụng kim khí có khả năng xua đuổi tà ma, dịch bệnh nên chuông gió làm bằng kim loại là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Vào ba đêm đầu tiên sau khi chuyển tới nhà mới, gia chủ nên để đèn chiếu sáng trong xuyên suốt khoảng thời gian này. Hành động này có ý nghĩa là sẽ giúp cho luồng sinh khí trong nhà luôn luôn thịnh vượng và tràn đầy năng lượng.
Ngoài ra, đêm đầu tiên ngủ trong nhà mới, gia chủ hãy nằm xuống vài phút sau đó nên trở dậy một lúc làm một việc gì đấy rồi mới tiếp tục đi ngủ, cách này nhằm biểu thị việc đi ngủ rồi sẽ lại trở dậy.
Trong thủ tục về nhà mới, nghi lễ đặt bàn thờ gia tiên là điều không thể thiếu. Bàn thờ gia tiên là nơi thờ phụng tổ tiên, ông bà, những người đã mất trong dòng họ để thể hiện lòng hiếu thuận, biết ơn của con cháu.
Đối với những gia đình chuyển sang nhà mới hoặc những cặp vợ chồng trẻ mới ra riêng là một việc vô cùng hệ trọng. Vì vậy chúng ta cần cẩn thận lựa chọn ngày giờ để làm lễ đặt bàn thờ gia tiên ở nhà mới để được diễn ra một cách suôn sẻ, toàn vẹn.
Bên cạnh các lễ như: nhập trạch, cúng thổ địa thần tài, đặt bàn thờ gia tiên. Các thủ tục hành chính khi về nhà mới cũng quan trọng không kém. Các công việc này góp phần giúp cho cuộc sống của gia đình bạn sẽ thêm phần an tâm và thoải mái. Hãy cùng Phê Decor điểm qua 7 thủ tục hành chính quan trọng khi về nhà mới và xem thử các gia chủ có còn thiếu thủ tục nào dưới đây hay không?
Ngoài ra, khi gia chủ chuyển sang nhà mới thì cũng cần phải thay đổi địa chỉ ở trên các giấy tờ để tiện cho các thủ tục hành chính sau này như là:
Sau khi đã hoàn thành hai thủ tục về nhà mới quan trọng trên, gia chủ cũng nên chuyển đổi hết các dịch vụ hành chính cơ bản khác như: chuyển dịch các dịch vụ cơ bản, đăng ký lại thông tin thẻ căn cước công dân, thủ tục ngân hàng, chuyển đổi đăng ký xe… Trách việc gặp phải những phiền toái không đáng có sau này.
Khi chuyển nhà, bạn phải thu xếp toàn bộ đồ đạc, đóng gói cẩn thận và liên hệ với các đơn vị vận chuyển uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo về dịch vụ, trách làm thất lạc hoặc bể vỡ. Tại thời điểm chuyển đi, hãy kiểm tra kỹ lưỡng từng hộp hàng và so sánh nó với danh sách đầy đủ. Nếu một mặt hàng bị mất, hãy lập tức thông báo cho đơn vị vận chuyển ngay để xác minh.
Nếu như bạn có nhu cầu đổi mới những đồ vật đã sử dụng được một quãng thời gian dài nhằm thay đổi, tiết kiệm không gian sống và đặc biệt là muốn cuộc sống của bạn trở nên tiện nghi, cao cấp hơn thì nhất định không thể bỏ qua các món đồ nội thất phòng khách, phòng bếp như: sofa giường, bàn ăn thông minh,…
Trước khi chuyển đến một ngôi nhà mới, bạn nên kiểm tra các tiện ích, bao gồm cả hệ thống điện và nước. Điều này sẽ đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn sáng sủa và có sức sống, có đủ nước để sinh hoạt. Ngoài ra, bạn nên xem xét việc lắp đặt các tiện ích khác như internet, điện thoại và hàng loạt các dịch vụ quan trọng khác.
Phòng ngủ và phòng tắm là hai căn phòng quan trọng nhất trong nhà. Hãy ưu tiên dọn dẹp phòng ngủ, nhà tắm trước tiên và mở những chiếc hộp mà bạn đã đóng gói cho hai căn phòng này. Vì việc di chuyển sẽ rất mệt mỏi và bạn sẽ cần một nơi để nghỉ ngơi cũng như nạp lại năng lượng, vì vậy hãy dọn giường trước. Việc lựa chọn một chiếc giường ngủ cao cấp hoặc một chiếc đèn phòng ngủ hiện đại và tinh tế cho phòng ngủ cũng rất quan trọng, vì đây là nơi để nghỉ ngơi thư giãn sau 1 ngày dài làm việc tâm huyết.
Bạn cũng nên tắm vòi hoa sen để làm mới và thư giãn cơ thể. Quý khách vui lòng mở hộp phòng tắm và lấy các vật dụng, phụ kiện như khăn tắm, áo choàng, đồ sinh cá nhân ra để thuận tiện cho quý khách .
Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng từng phòng để phát hiện và sửa chữa mọi hư hỏng, đặc biệt là hệ thống điện, nước và cứu hỏa. Bạn phải đảm bảo rằng hệ thống ống nước không bị rò rỉ, vòi không bị nhỏ giọt và bồn cầu đang hoạt động. Bí quyết là kiểm tra chỉ số đồng hồ nước vào đầu và cuối mỗi ngày khi bạn không sử dụng nước trong nhà. Nếu tín hiệu này thay đổi, hệ thống nước của nhà bạn đã bị rò rỉ.
Việc kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện và sửa chữa sớm rất quan trọng khi bạn mới chuyển vào nhà mới, vì sau khi đã dọn dẹp mọi thứ hoàn tất thì sẽ rất khó để phát hiện và sửa chữa chúng.
Bạn cần chắc chắn về vị trí của hộp cầu dao chính và van nước trong mỗi phòng. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ ngay lập tức tắt nguồn cung cấp điện và nước để đảm bảo an toàn.
Bạn cũng cần hiểu cầu chì nào điều khiển khu vực nào của ngôi nhà. Dán nhãn cho từng bộ ngắt mạch nếu bạn không thể nhớ. Kiểm tra chức năng của van chặn nước chính để đảm bảo nó hoạt động tốt. Đóng van và kiểm tra xem nước có tiếp tục chảy không, nếu có thì sửa chữa hoặc thay thế chúng kịp thời.
Để đảm bảo rằng chỉ bạn và các thành viên gia đình của bạn mới có thể vào nhà, tất cả các khóa cửa, đặc biệt là cửa chính, phải được cập nhật. Bạn cũng nên kiểm tra xem có thể đóng chặt hệ thống cửa sổ hay không.
Lắp đặt thiết bị báo khói trong mỗi phòng để tăng cường an ninh. Mỗi tầng của ngôi nhà nên có ít nhất một bình chữa cháy và một bộ sơ cứu. Bạn nên chuẩn bị rời khỏi nhà và đưa ra hướng dẫn cho các thành viên gia đình của bạn trong trường hợp một trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghĩ đến việc cài đặt thiết bị báo trộm trong tài sản của mình.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là một câu thành ngữ thể hiện quan niệm mang lại sự yên bình, may mắn cho những người tuân theo những thủ tục tốt đẹp được lưu truyền đặc biệt là thủ tục về nhà mới. Người xưa cho rằng có những điều kiêng kỵ khi chuyển đến nơi ở mới để tránh gây họa cho gia đình, hao tài hay xung đột. Hãy ghi nhớ những điều kiêng kỵ dưới đây trước khi chuyển đến nơi ở mới nếu bạn chuẩn bị chuyển nhà.
Theo truyền thống dân tộc ta, thủ tục về nhà mới là một điểm nhấn đặc sắc trong nền văn hóa, thể hiện được tính cách cẩn thận và biết ơn của người Việt đối với các bậc bề trên. Vì vậy, việc chuẩn bị một cách chu đáo, vẹn toàn cho từng bước của các nghi lễ là rất quan trọng. Với những điểm lưu ý mà Phê Decor đã tổng hợp và vừa chia sẻ, mong rằng mọi người đã có cái nhìn toàn diện hơn để tự tin thực hiện các buổi lễ mang lại vận khí tốt cho gia đình mình khi chuyển tới nơi ở mới. Hãy theo dõi thêm để nhận được những thông tin bổ ích xoay quanh nội thất cũng như sắm ngay cho mình các sản phẩm nội thất thông minh như là sofa giường, bàn ăn thông minh nữa nhé!
Lên đầu trang
Giỏ hàng
Tìm kiếm
Đường dây nóng
Giỏ hàng
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ về sản phẩm, hãy nhấc máy ngay và gọi đến số
0988786086 Chú ý: Chúng tôi chỉ hỗ trợ từ 8h đến 17h30, ngoài giờ hành chính vui lòng không liên lạcThành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!