Chơi cây cảnh tùng La Hán đang là một trào lưu mới trong những năm gần đây và nó trở thành một nét đẹp độc đáo. Người chơi được cây cảnh, biết cách uốn tỉa, tạo dáng để biến nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật chính là những nghệ nhân. Vì thế, nếu đam mê loại cây cảnh này thì đừng quên cùng Phê Decor học ngay cách uốn cây tùng La Hán nhé.
Tùng La Hán là loài cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản, cây được nhập về Việt Nam và ngày càng phát triển rộng khắp.
Lá của cây Tùng La Hán mọc so le, có dạng hình xoắn ốc, dày, cứng và có màu xanh đậm. Lá cây bền, ít rụng và xanh quanh năm. Quả của cây Tùng La Hán có dạng hình trứng, khi chín có màu đỏ tía nhìn giống ông La Hán khoác áo cà sa nên cây có tên gọi là Tùng La Hán.
Cây tùng la hán đẹp hiện nay được trồng làm cây công trình cảnh quan ngoại thất ở khá nhiều nơi trên nước ta. Loài cây này xuất hiện và phân bố khá nhiều ở các đảo như như Vườn quốc gia Bái Tử Long, ở đảo Cô Tô lớn, đảo Thanh Lân, đảo Trần thuộc huyện Cô Tô.
Nói về kỹ thuật trồng cây Tùng La Hán bạn có thể áp dụng theo phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành và giâm cành. Nếu dùng phương pháp giâm cành trong bầu sẽ rất thuận tiện cho việc chăm sóc. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm phải đạt độ cao 15 – 20 cm, đặt cây trong bóng râm 30 – 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng. Khi cây được 80cm trở lên mới đem trồng xuống đất.
Còn đối với phương pháp gieo hạt. Bạn chỉ cần đợi tới khi quả chín đỏ, tức là thời điểm hạt đã già. Tiến hành lấy quả và gieo toàn bộ số hạt vào trong một khay đất mịn được chuẩn bị từ trước. Sau đó để vào nơi râm mát, giữ ẩm thường xuyên. Sau khi gieo hạt được khoảng từ 1-2 tháng, tùng la hán bắt đầu phát triển thành cây con. Bạn chỉ cần chờ đợi cho cây cứng cáp và đánh ra ngoài trồng. Bạn có thể gieo hạt Tùng quanh năm nhưng thích hợp nhất vào đầu mùa Xuân.
Phê Decor giới thiệu gia chủ các thế uốn tùng La Hán cơ bản nhất nhé!
Cây tùng La Hán dáng trực có phần thân mọc thẳng đứng và không đổi hướng khi phát triển, thân cây thuôn dần từ gốc đến ngọn. Với cây dáng trực quân tử thì ngay từ khi cây bắt đầu sinh trưởng đến khi phát triển lớn mạnh, cây luôn mọc thẳng đứng và hoàn toàn không bị biến đổi. Cũng vì thế mà cây mang cái tên gọi như người quân tử hiên ngang, bản lĩnh, dẫu phong ba bão táp, cuộc sống khắc nghiệt cũng vẫn giữ được cốt cách thanh cao cùng vẻ khí phách, kiên cường.
Trái với sự hiếm hoi trong dáng trực quân tử của tùng La Hán, ở ngoài tự nhiên chúng ta thường dễ dàng bắt gặp tùng La Hán dáng trực lắc hơn. Thân cây không mọc thẳng mà lắc từ dưới lên đến ngọn, cây có thể được các nghệ nhân áp dụng cách uốn cây tùng La Hán theo chủ ý riêng.
Cây tùng sở hữu dáng xiêu đem đến một vẻ đẹp tinh tế và mềm mại hơn khi trục cây không dựng thẳng mà hơi nghiêng nằm ngang. Tùng La Hán dáng xiêu không phải sinh ra đã thế mà thường trải qua tác động của tiết khiến cho cây đổ nghiêng. Nhưng vẻ đẹp dịu dàng như hình ảnh của người phụ nữ khiến cho dáng cây này thu hút nhiều người chơi cây cảnh. Từ nét nghĩa sâu xa, cây biểu thị cho sức mạnh nội tại bên trong, dẫu trăm ngàn ngang trái thì cây dáng xiêu vẫn vươn mình xanh tốt. Vì thế trong các cách uốn tùng La Hán thì thế cây này cũng rất được yêu thích.
Khi quan sát, bạn sẽ nhận thấy trục của thân tùng La Hán dáng hoành thường nằm ngang hẳn so với mặt chậu. Nếu trước kia tùng La Hán dáng hoành chỉ xuất hiện tại các gia đình quý tộc, thể hiện sự bề thế, uy phong của gia chủ thì ngày nay người ra yêu thích nó không đơn giản bởi nét thẩm mỹ độc đáo mà còn thể hiện những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp về sự may mắn, tài lộc.
Cây tùng dáng huyền mang vẻ đẹp từ gian khổ, khó khăn nên điều đầu tiên ấn tượng người nhìn chính là chiều sâu của nó. Dáng huyền toát lên được cái hồn, vừa mang sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, lại vừa kiên cường, mãnh liệt. Vì những cây tùng La Hán dáng huyền thường chỉ mọc trên sườn núi, đá dốc. Gia chủ khi lựa chọn cách uốn cây tùng La Hán kiểu này nên phối cùng tiểu cảnh vườn Nhật để tăng thêm sự hút.
Với các thế uốn tùng La Hán được giới thiệu ở trên, các chủ vườn sẽ tiến hành uốn tùng La Hán con để có được những tác phẩm hoàn mỹ nhất.
Đầu tiên, bạn cần chọn một cây tùng lâu năm, trong to khỏe, không bị sâu hại hay bệnh tật, cành nhánh nhiều (lưu ý, nhánh có đủ dạng lớn, bé, mọc dài ngắn các phía…), bộ rễ khỏe, thân có độ nghiêng tự nhiên. Lấy cây ra khỏi chậu và đặt ở các vị trí thích hợp để dễ quan sát khi định hình tư thế và chọn kiểu dáng đẹp cho cây.
Bước uốn cây tùng La Hán tiếp theo chính là dùng dây kim loại quấn theo đúng chiều nghiêng của thân, sau đó uốn tạo dáng khống chế thân theo ý định của mình.
Căn cứ vào tư thế của thân chính để tiến hành uốn cành chính một cách tương ứng, sau đó cân nhắc đến vị trí chính – phụ của những cành tiếp theo, độ thưa dày của lá, các tầng của tán…
Hãy tạo hình cho cành lớn, cành nhỏ của cây với một bố cục hợp lý và phân tầng cành lá cho cây tùng bonsai. Tiếp đến trong cách uốn cây tùng La Hán là thực hiện việc cắt bỏ những nhánh, cành thừa để bước tiếp theo có cơ sở cắt tỉa tiếp.
Bước tiếp theo là cắt sửa bộ rễ, bỏ những rễ quá dài để kích thích mọc rễ mới khi trồng vào chậu. Đừng quên chọn những chậu cảnh phù hợp với thế của cây nhé.
Trước hết, xác định độ mềm dẻo của cành cây. Mỗi loại cây có đặc điểm riêng về độ mềm dẻo, và mỗi cành cũng có độ cong cụ thể tùy thuộc vào vị trí và hướng mọc trên thân cây. Đừng dùng sức quá mạnh khi uốn cành, nếu không, bạn có thể làm đứt cành.
Đầu tiên hãy làm sạch bằng cách ngắt (hoặc cắt) bỏ mọi đọt lá nhỏ xuất hiện từ thân của cành tùng, kể cả các lá già và toàn bộ những chi thứ chúi đầu hướng xuống đất.
Cành Tùng sau khi đã vệ sinh sẽ chỉ còn lại những chi thứ chĩa lên trời và có những chi mọc ngang với thân cành. Cắt xong bạn hãy tiếp tục làm sạch. Bạn hãy dùng kéo tỉa bỏ bớt những cụm lá mọc quá rậm rạp. Dùng tay hoặc kéo ngắt bỏ hết những lá , chi thứ yếu ớt, lơ thơ mọc ra từ thân của cành tùng.
Khi cành đã được gọn sạch, bạn hãy nhìn từ trên xuống hoặc nhìn ngang xem đã vừa ý chưa, và chúng ta sẽ bắt đầu quấn dây. Thông thường người ta sẽ dùng cỡ dây khoảng 1,5 mm. Tỏa đều các chi thứ của cành tùng. Bạn có thể kiểm soát lại mật độ phân bố lá trên cành để sao cho mọi điểm trong ngoài đều có mức dày dặn tương tự nhau.
Nhìn ngang, các bạn sẽ thấy mật độ lá thưa dần từ gốc cho tới ngọn. Vùng ngọn là nơi sẽ có sức tăng trưởng mạnh nhất, cho nên, vùng này cần ít lá hơn vùng gốc sẽ giúp cho toàn cành có mức tăng trưởng cân bằng nhau.
Để có thể thấy được rõ hơn bước thứ ba và thứ tư của phương pháp làm tàn cây Tùng bonsai kiểu Kimura, mời các bạn theo dõi hình ảnh dưới đây: cành xệ xuống, nhưng ngọn cành vẫn có thể vươn lên chứng tỏ sự sống vẫn rất mạnh mẽ trước thiên nhiên.
Nhờ xếp chi tỏa đều, những điểm phát tán của ngọn chi thứ trong cành sẽcó đủ điều kiện để phát triển tốt: nắng, gió, không gian… (không chi nào che chắn chi nào cả).
Bạn còn nhớ ở bước 1 ta phải tỉa hết mọi chi hướng xuống đất không? Đó là bởi vì đặc điểm sinh lý của tùng là cần “lá ngửa hứng sương” thì mới phát triển khỏe mạnh được. Do đó bạn sẽ phải nắn vuốt làm sao cho mọi lá của cây đều hướng lên trời để cây tùng bonsai có thể phát triển bình thường được.
>>>Xem thêm: Tùng La Hán hợp với mệnh gì? Khám phá các vị trí đặt Tùng La Hán tốt cho phong thuỷ
Để có thể tạo tán và thế đẹp cho cây Tùng La Hán đầu tiên hãy làm sạch bằng cách ngắt bỏ mọi đọt lá nhỏ xuất hiện từ thân của cành tùng, kể cả các lá già và toàn bộ những chi thứ chúi đầu hướng xuống đất. Hãy tỉa làm sao để nhìn cây Tùng có độ thoáng chỉ giữ lại những chi khỏe mạnh
Bước tiếp theo la tiến hành bấm ngọn. Trước khi bấm ngọn, bạn thấy những đọt non vọt tương đối mạnh mẽ. Bạn hãy bấm bỏ những ngọn vượt này cho tới vùng biên của lá. Nên nhớ khi cây Tùng không ra đọt không nên cắt tỉa vì như vậy có nghĩa là Tùng đang phát triển không tốt. Nếu cây chưa phát triển mạnh mà uốn tỉa sẽ lại càng yếu.
Khi cành đã được gọn sạch tiến hành buộc dây. Thông thường người ta sẽ dùng cỡ dây khoảng 1,5 mm khắp các chi thứ của cành Tùng. Nhờ xếp chi tỏa đều, những điểm phát tán của ngọn chi thứ trong cành sẽ có đủ điều kiện để phát triển tốt.
Do đặc điểm sinh lý của cây Tùng La Hán là lá phải ngửa hứng sương mới phát triển khỏe mạnh được. Do đó bạn sẽ phải nắn vuốt làm sao cho mọi lá của cây đều hướng lên trời để cây tùng bonsai có thể phát triển bình thường được
>>>Xem thêm: Mách bạn 10+ mẫu Tùng La Hán mini đẹp nhất hiện nay
Đến đây về cơ bản đã hoàn thành xong cách uốn cây tùng La Hán tại nhà. Hy vọng với những bước đơn giản mà Phê Decor thì bạn sẽ thực hiện một cách dễ dàng. Nếu muốn tìm hiểu kỹ càng các thông tin về đơn vị thiết kế nội thất nhà ở thông minh như Sofa giường, tủ giày chuyên nghiệp, giường ngủ, bàn ăn,.. cũng như thiết kế nội thất phòng khách hay nội thất phòng bếp, phòng ngủ thì Phê Decor chúng tôi sẽ phục vụ tất cả mọi nhu cầu của quý khách hàng nhanh chóng nhất để cập nhật thêm các thông tin hữu ích!
Lên đầu trang
Giỏ hàng
Tìm kiếm
Đường dây nóng
Giỏ hàng
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ về sản phẩm, hãy nhấc máy ngay và gọi đến số
0988786086 Chú ý: Chúng tôi chỉ hỗ trợ từ 8h đến 17h30, ngoài giờ hành chính vui lòng không liên lạcThành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!