Tùng La Hán từ lâu đã trở thành biểu tượng may mắn và mang phong thuỷ tốt đẹp trong trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, để sở hữu một cây Tùng La Hán độc đáo và khỏe mạnh, việc cắt tỉa là vô cùng cần thiết. Cùng Phê Decor tìm hiểu các kỹ thuật cắt tỉa Tùng La Hán sao cho cây trở nên đẹp và phát triển hiệu quả.
Tùng La Hán là loài cây này nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, thanh tao, thường thấy nhiều ở các khu biệt thự, sân vườn, chùa chiền,v.v… tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và tài lộc.
Cắt tỉa Tùng La Hán là quá trình cắt bỏ bớt các nhánh, lá cây không cần thiết để tạo hình dáng cây mà mình mong muốn, đây là một kỹ thuật quan trọng cần phải có khi chơi cây cảnh. Nó không chỉ tô điểm thêm cho cảnh quan mà còn có nhiều lý do cần nên cắt tỉa Tùng La Hán như:
Tạo ra hình dáng và kiểu dáng độc đáo: cắt tỉa cho phép bạn uốn nắn và cắt bớt các nhánh cây không cần thiết để dễ dàng tạo hình cho cây có được kiểu dáng mà bạn mong muốn
Thúc đẩy sự phát triển của cây: thay vì đưa các chất dinh dưỡng nuôi những nhánh cây không cần thiết, việc cắt tỉa giúp bạn loại bỏ các cành cây, nhánh cây yếu ớt, bị sâu bệnh, giúp cây tập trung các chất dinh dưỡng vào các nhánh cây khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, cắt tỉa giúp cho các tán lá cây được thông thoáng, tăng cường khả năng đón ánh sáng và quang hợp cho cây
Tạo điểm nhấn và thẩm mỹ: một cây Tùng La Hán càng có vẻ ngoài khỏe mạnh và mang vẻ đẹp độc đáo thì giá trị của nó càng cao. Việc cắt tỉa giúp cây không những tạo thêm điểm nhấn trong không gian bày trí cây
Nếu cắt tỉa quá nhiều hoặc không đúng cách có thể khiến cây bị tổn thương, vết cắt có thể tạo điều kiện để sâu bệnh gây hại xâm nhập, cây có thể bị suy yếu và không phát triển được. Việc cắt tỉa quá mức còn có thể làm cây mất nhiều chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến quá trình đơm hoa, kết trái của cây.
Cần hiểu rõ về cây, lực uốn nắn và cân bằng. Việc cắt tỉa sai cách hoặc cắt tỉa quá nhiều sẽ làm lá cây trở nên thưa thớt, mất cân đối và khiến cây mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Bên cạnh đó, việc cắt tỉa còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cân đo đong đếm và phải nắm rõ kiến thức các loại cây. Đây là một quá trình khá tốn thời gian và công sức, đặc biệt là các loại cây có kích thước lớn hoặc cần tạo hình phức tạp.
Dưới đây là một số kỹ thuật cắt tỉa Tùng La Hán đang được áp dụng phổ biến:
Với kỹ thuật này, nghệ nhân có thể tạo ra các dáng Tùng La Hán theo mong muốn của mình bằng cách đơn giản là cắt bỏ các ngọn, các nhánh cây thừa và uốn nắn cây theo các hình dạng độc đáo đã lên kế hoạch trước đó.
Tên của phương pháp này đã phần nào nói lên tất cả. Chúng ta có thể cắt bỏ các nhánh cây yếu hoặc không cần thiết để hạn chế sự ảnh hưởng của những nhánh cây đó lên sự phát triển của Tùng La Hán. Đồng thời việc này cũng góp phần tạo điều kiện để cây có thêm không gian phát triển các nhánh khác khỏe mạnh hơn
Kỹ thuật này đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận khi bạn phải cắt tỉa các nhánh không cần thiết sao cho cây Tùng La Hán có sự cân đối về kích thước và hình dáng giữa các phần của cây, tạo nên hình ảnh hài hoà và thu hút hơn
Cắt tỉa duy trì là phương pháp được tiến hành sau khi cây Tùng La Hán đã tạo hình được kiểu dáng mong muốn. Kỹ thuật này cho phép cắt hoặc loại bỏ các nhánh cây không cần thiết sao cho cây luôn giữ được hình dạng đẹp và duy trì cho cây luôn cân đối, khỏe mạnh và đẹp mắt.
Khi cắt tỉa cây Tùng La Hán, bạn cần cân nhắc các bước dưới đây:
Đánh giá cây: kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cây hiện tại có gặp vấn đề sâu bệnh gì không để đảm bảo cây chuẩn bị cắt tỉa phải trong tình trạng khỏe mạnh
Chuẩn bị công cụ: Kéo cắt cành, kéo cắt lá, bao tay và cọ dầu để chăm sóc cây sau khi cắt tỉa. Nên dùng các loại kéo chuyên dụng để cắt tỉa, có độ bén để tạo vết cắt ngọt và không làm tổn thương đến cây quá nhiều.
Xác định mục tiêu: định hình dáng cây Tùng La Hán mà bạn muốn cắt tỉa, sau đó xác định những phần cây bạn muốn cắt tỉa theo dáng đó. Ví dụ như các nhánh cây dư, khô héo, không đối xứng hoặc quá dài.
Tiến hành cắt tỉa: sử dụng kéo cắt cành để cắt các nhánh cây không cần thiết mà bạn đã xác định ban đầu. Bắt đầu cắt từ những phần nhỏ, sau đó đến những nhánh cây lớn. Nên cắt cành theo góc chéo 45 độ để cây dễ liền sẹo và hạn chế nhiễm bệnh. Đảm bảo không cắt quá nhiều, nên cắt tỉa thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1-2 tháng để cây có thời gian phục hồi. Cắt gọn và tránh làm gãy các nhánh cây khoẻ mạnh.
Điều chỉnh chiều cao và kích thước: Cắt tỉa các cành và nhánh để điều chỉnh chiều cao và kích thước của cây. Đảm bảo cân đối giữa các cành chính và cành nhánh.
Tạo hình dạng và kiểu dáng: Dùng các công cụ cắt tỉa để tạo ra hình dạng và kiểu dáng mong muốn cho cây tùng la hán. Tạo đường cong, gấp khúc hoặc thu gọn theo ý thích của bạn.
Cọ dầu và chăm sóc: cọ dầu lên vùng mới cắt tỉa để cây nhanh hồi phục cũng như tránh nhiễm sâu, nấm bệnh
Kiểm tra và điều chỉnh: Kiểm tra kỹ lưỡng cây sau khi cắt tỉa và điều chỉnh nếu cần thiết. Đảm bảo cây luôn có vẻ đẹp hài hoà cân đối chứ không bị lệch dáng
Chăm sóc định kỳ: quan sát và theo dõi cây thường xuyên, tưới nước và bón phân định kỳ đầy đủ để duy trì sức khỏe cho cây mau phục hồi. Loại bỏ các nhánh mới không cần thiết và duy trì hình dạng của cây theo ý thích.
Đây được coi là thời điểm lý tưởng để bắt tay vào việc cắt tỉa cây Tùng La Hán. Đây là thời điểm cây vừa bước vào giai đoạn phục hồi sau mùa đông lạnh giá và bắt đầu sẵn sàng cho sự phát triển mới. Vì vậy, cắt tỉa thời điểm này thích hợp để định hình dáng cây và thúc đẩy sự sinh trưởng của cây
Mùa hè cũng là một thời điểm phù hợp để cắt tỉa cây tùng la hán. Lúc này, cây đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh mẽ, và việc cắt tỉa có thể giúp kiểm soát kích thước và hình dáng của cây. Nhưng tránh cắt tỉa vào những ngày nắng nóng, vì có thể gây ảnh hưởng đến cây.
Mùa thu là thời điểm cây tùng la hán bắt đầu chuẩn bị cho mùa đông. Cắt tỉa vào mùa này giúp loại bỏ các cành yếu và không cần thiết, tạo điều kiện cho quá trình ủ mầm và phục hồi sức khỏe của cây trong mùa xuân tới.
Khi cắt tỉa cây tùng la hán, có một số nguyên tắc quan trọng mà bạn cần lưu ý như sau:
Nguyên tắc ⅓: chỉ cắt tối đa ⅓ chiều dài của một nhánh cây trong một lần cắt tỉa để cây có thể thích nghi từ từ mà không bị stress
Cắt theo góc: hướng lưỡi cắt về phía ngoài của cây một góc khoảng 45 độ, điều này giúp cho cây sau khi cắt không bị thô, cây dễ liền sẹo và giữ được tính thẩm mỹ của cây.
Loại bỏ nhánh yếu và tỉa lá: loại bỏ các nhánh cây thừa, khô héo hoặc không cần thiết vì các nhánh cây này vẫn tiêu thụ dinh dưỡng từ cây, việc loại bỏ này giúp cây Tùng La Hán cân đối hơn và tập trung dinh dưỡng vào các nhánh cây khoẻ mạnh khác. Bên cạnh việc cắt tỉa các nhánh cây, bạn cũng đừng quên tỉa bớt các lá héo, lá khô hoặc các lá không cần thiết để cây Tùng La Hán luôn giữ được hình dáng uy nghiêm và đẹp mắt
Tạo hiệu ứng căng ra: một cách lý tưởng để cây Tùng La Hán trông to lớn hơn, các tán lá cây tròn trĩnh và có dáng đẹp hơn, bạn nên cắt tỉa các nhánh trong lòng cây và chừa lại các nhánh trên cùng và bên ngoài để cây có hiệu ứng thu hút hơn
Ánh sáng và nước là 2 yếu tố thiết yếu mà loài cây nào cũng cần phải có. Hãy đảm bảo rằng cây của bạn luôn được đặt ở nơi có ánh sáng chiếu vào và được tưới nước đầy đủ để cây được sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất.
>>> Xem thêm các sản phẩm bàn ăn thông minh mới nhất
>>> Xem thêm các sản phẩm sofa giường mới nhất
Thường xuyên kiểm tra độ PH của đất xem hiện tại loại đất này có đang phù hợp để cây được nuôi dưỡng tốt hay không, ngoài ra bạn có thể xem xét bón thêm phân hữu cơ để cung cấp thêm chất dinh dưỡng đảm bảo sức khoẻ của cây luôn trong trạng thái ổn định
Trong quá trình trồng cây Tùng La Hán cần phải chú ý tới 2 loại sâu đó là rầy mềm và sâu vẽ bùa. Chúng tấn công khi cây vừa ra đọt non. Để phòng trừ cần phải ngắt hết lá đã có hiện tượng úa, héo hay sâu ăn lá sau đó tiến hành phun bằng thuốc đặc trị theo sự hướng dẫn.
Bạn có thể tham khảo một số loại sản phẩm sinh học đặc trị sâu bệnh cho cây dưới đây:
Lưu ý: nên phun thuốc trừ sâu khi trời mát, hạn chế phun thuốc khi trời quá nắng và nhiệt độ cao vì điều này sẽ làm lá cây dễ bị cháy
>>> Xem thêm: Mách bạn 10+ mẫu Tùng La Hán mini đẹp nhất hiện nay
Chắc chắn là có, vì không phải thời điểm nào cũng thích hợp để cắt tỉa cây. Cắt tỉa trong thời điểm cây đang phục hồi như sau mùa đông thì sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của cây tốt hơn là vào các mùa khác.
Câu trả lời là không nên, vì mùa đông là mùa cây đang trong thời kì nghỉ ngơi, sức đề kháng yếu, vì vậy cắt tỉa cây trong giai đoạn này có thể làm tổn thương cây và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Không, việc cắt tỉa cây tùng la hán chỉ nên thực hiện vào mùa xuân, hè và mùa thu. Nhưng tốt nhất vẫn là thời điểm đầu xuân, việc cắt tỉa cần phải xem xét các thời điểm phù hợp để cây phát triển tốt nhất.
Cắt tỉa không yêu cầu kiến thức chuyên sâu, nhưng việc hiểu cách cắt tỉa và các nguyên tắc cơ bản sẽ giúp bạn thực hiện công việc một cách chính xác và đạt được kết quả tốt hơn. Nếu bạn mới bắt đầu, hãy tìm hiểu và nghiên cứu thêm về cách cắt tỉa và chăm sóc cây.
>>>Xem thêm: Khám phá các dáng Tùng La Hán mà người chơi nhất định phải biết
Kết bài:
Cắt tỉa là một kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị về kiến thức vì nó mang lại nhiều lợi ích cho cây Tùng La Hán nói riêng và các loại cây cảnh nói chung. Với vẻ đẹp sang trọng cùng ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp, Phê Decor hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản khi bắt tay vào cắt tỉa Tùng La Hán sao cho đúng. Để tạo điểm nhấn sang trọng và đẳng cấp cho không gian sống của mình, hãy khám phá các sản phẩm nội thất phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ tinh tế tại Phê Decor bạn nhé!
Lên đầu trang
Giỏ hàng
Tìm kiếm
Đường dây nóng
Giỏ hàng
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ về sản phẩm, hãy nhấc máy ngay và gọi đến số
0988786086 Chú ý: Chúng tôi chỉ hỗ trợ từ 8h đến 17h30, ngoài giờ hành chính vui lòng không liên lạcThành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!