Nhắc đến cây Tùng Đen, chúng ta không thể không liên tưởng đến sự trường thọ, năng lượng tích cực, sức sống mãnh liệt và nguồn tài lộc dồi dào. Vậy đây là loại cây cảnh gì mà có sức hấp dẫn đến vậy? Cùng Phê Decor tìm hiểu về loài cây này và các lợi ích mà nó mang lại trong bài viết dưới đây nhé!
Cây Tùng Đen - tên khoa học là Diospyros vaccinioides Lindl, hay còn có các tên gọi khác là cây Tràng Đen, cây Trà Xương Đen, cây Cứt Chuột,v.v…Đây là loài cây thân gỗ lâu năm, có tuổi thọ khá cao, sở dĩ được gọi là Tùng Đen một phần là vì vỏ cây có màu đen.
Cây Tùng Đen thuộc dòng “thị, trâm” thực vật rừng. Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy nhiều ở các khu vực đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, một số cây được tìm thấy ở khu vực Lĩnh Nam – Trung Quốc và khu vực rừng nhiệt đới ở Malaysia
Giá trị thẩm mỹ: cây Tùng Đen thường được dùng làm cây cảnh trong các sân vườn, biệt thự, chùa chiền để góp phần tô điểm cho cảnh quan thêm đẹp và sang trọng
Thanh lọc không khí: lá của cây Tùng Đen có chức năng hấp thụ bụi bẩn và thải ra khí oxy giúp thanh lọc không khí, tạo ra môi trường sống trong lành. Ngoài ra, mùi hương từ cây Tùng Đen tỏa ra cũng giúp bạn thư giãn và giảm stress hiệu quả nên nơi làm việc là chỗ lý tưởng để đặt một cây Tùng Đen
Giá trị kinh tế: gỗ của cây Tùng Đen khá cứng với đặc tính chịu được mối mọt nên thường được sử dụng để sản xuất đồ nội thất gỗ cao cấp hoặc đồ thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên các giống cây Tùng Đen đủ điều kiện để lấy gỗ dường như đã tuyệt chủng trong tự nhiên, gỗ Tùng Đen hiện đang được xếp vào nhóm II, là loại gỗ cần được bảo tồn và cấm khai thác trong tự nhiên.
Giá trị dược liệu: theo y học Trung Hoa, cây Tùng Đen được ngâm làm rượu thuốc để chữa một số bệnh về gan, thận. Bên cạnh đó, nhựa của cây Tùng Đen còn được chiết xuất để sản xuất nước hoa hoặc mỹ phẩm cao cấp
Theo thuyết Ngũ Hành, cây Tùng Đen thuộc mệnh Mộc, mà Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, nên cây Tùng Đen khá tương sinh với mệnh Mộc và mệnh Thuỷ. Vì vậy, những gia chủ thuộc 2 mệnh này trồng cây Tùng Đen rất phù hợp, giúp hoá giải năng lượng tiêu cực, mang đến vận khí tốt đẹp và nhiều tài lộc, may mắn trong cuộc sống.
Khi trồng cây Tùng Đen, ngoài yếu tố phong thuỷ nhà ở cần xem xét thêm về yếu tố tuổi tác, dựa vào 12 con giáp, cây Tùng Đen được cho là hợp nhất với tuổi Khỉ. Một phần vì đặc điểm cây Tùng có khá nhiều cành lá chi chít, là nơi thích hợp cho loài khỉ sinh sống. Hơn nữa, tuổi Thân vốn là một con vật thông minh, chăm chỉ nhưng lại khá lận đận trong công việc và tình duyên. Do đó người tuổi Thân như Nhâm Thân, Quý Thân trồng cây này được xem là một trợ thủ đắc lực để nâng đỡ giúp con đường công danh sự nghiệp được hanh thông, gặp được nhiều suôn sẻ thuận lợi.
Hướng Đông Bắc, Bắc và Đông: Vì cây Tùng Đen khá tương sinh với mệnh Thuỷ và mệnh Mộc, vậy nên đặt cây ở hướng Đông Bắc, hướng Bắc hoặc hướng Đông đều là vị trí hợp lý để cây Tùng Đen phát huy được tối đa các vận khí tốt đẹp, thu hút tài lộc và mang đến nhiều may mắn, bình an cho các thành viên trong gia đình.
Nơi làm việc: cây Tùng Đen thanh lọc không khí mang lại nguồn năng lượng trong lành, giúp đầu óc tập trung, giảm căng thẳng, kích thích tư duy sáng tạo, hỗ trợ gia chủ thăng tiến và gặp nhiều thuận lợi trong công việc
Lưu ý không nên đặt cây ở nơi âm u, không được ánh sáng chiếu vào và trước nhà vệ sinh vì khu vực này âm khí khá nặng
Trồng trong chậu: Bạn nên lựa chọn các loại chậu cây có kích thước lớn, đáy rộng để cây có không gian sinh trưởng và phát triển. Nếu trồng kiểu bonsai thì không cần phải chọn chậu quá lớn. Khi trồng chỉ cần cho cây giống vào chậu, lấp đất xung quanh gốc cây và tưới nước đầy đủ. Đặt chậu ở vị trí thoáng mát, có ánh sáng và thoát nước tốt.
Trồng ngoài vườn: Lựa chọn nơi có đất trồng tơi xốp, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi chọn được vị trí trồng cây, đào một cái hố có độ sâu và rộng đủ để đặt cây vào trồng. Lấp đất lại quanh gốc cây và tưới nước đầy đủ để cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng cây.
>>> Xem thêm các sản phẩm bàn ăn thông minh mới nhất
Cây Tùng Đen có tốc độ phát triển tương đối chậm, nhưng có sức sống rất tốt, dễ trồng và cách chăm sóc cũng khá đơn giản. Tuy nhiên để cây được sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cũng cần để ý các yếu tố dưới đây:
>>>Xem thêm: Cây Bonsai là gì? Mọi điều bạn cần phải biết về cây bonsai
Cây Tùng Đen thường được lấy gỗ để sản xuất nội thất phòng khách, là loại cây gỗ hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam, cũng chính vì lý do này mà nó cần được bảo tồn và nhân giống rộng rãi hơn. Hiện tại đã có rất nhiều nhà vườn nhân giống thành công loại cây này, vì vậy bạn có thể tìm đến các vườn ươm hoặc các cửa hàng cây cảnh uy tín để mang về cho mình cây Tùng Đen chất lượng nhất.
Bên cạnh đó, thời đại công nghệ số 5.0 cũng cho phép các nhà vườn bán cây cảnh trực tuyến, vì vậy mà bạn có thể tìm được mẫu Tùng Đen mà mình yêu thích thông qua các trang web thương mại điện tử như Shopee, Lazada, v.v… Tuy nhiên bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ các thông tin sản phẩm, hình ảnh sản phẩm từ cửa hàng trực tuyến để tránh mang về trải nghiệm mua hàng không tốt.
>>> Xem thêm các sản phẩm sofa giường mới nhất
Giá của cây Tùng Đen sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau về kích thước, hình dáng, nguồn gốc và tuổi thọ của cây. Cây có kích thước và tuổi thọ càng lớn, dáng cây càng đẹp thì giá sẽ càng cao. Bạn có thể tham khảo bảng giá của cây Tùng Đen như sau:
>>>Xem thêm: Cây Tùng La Hán có đắt không? Cập nhật bảng giá Tùng La Hán mới nhất 2024
Kết bài:
Cây Tùng Đen không chỉ là một loại cây cảnh mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn mang nhiều lợi ích sâu sắc về mặt phong thuỷ. Phê Decor hy vọng toàn bộ các kiến thức về cây Tùng Đen qua bài viết trên giúp bạn hình dung rõ hơn về đặc điểm và ý nghĩa to lớn của việc trồng cây Tùng Đen để không gian sống của mình luôn rực rỡ sắc màu.
Lên đầu trang
Giỏ hàng
Tìm kiếm
Đường dây nóng
Giỏ hàng
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ về sản phẩm, hãy nhấc máy ngay và gọi đến số
0988786086 Chú ý: Chúng tôi chỉ hỗ trợ từ 8h đến 17h30, ngoài giờ hành chính vui lòng không liên lạcThành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!