Thiết kế nội thất nhà bếp không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn màu sắc hay phong cách thiết kế mà mình theo đuổi, mà nó còn đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng chi tiết thiết kế. Vậy làm thế nào để có thể thiết kế nội thất nhà bếp đảm bảo tính tiện nghi, an toàn mà lại tối ưu hoá diện tích? Cùng Phê Decor tìm hiểu qua 18 lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp trong bài viết dưới đây nhé!
Một yếu tố không thể thiếu khi thiết kế bếp đó chính là đo đạc các kích thước, để từ đó có thể lựa chọn nội thất phòng bếp sao cho phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng của gia chủ. Đảm bảo rằng tủ bếp, kệ bếp và các khu vực khác cần có kích thước hợp lý để việc di chuyển trong bếp không trở nên vướng víu và chật chội, tạo ra một môi trường bếp núc gọn gàng và tiện nghi.
Tam giác công năng là nguyên tắc thiết kế giúp cho các hoạt động bếp núc được diễn ra một cách thuận tiện, đảm bảo sự tiện nghi và dễ dàng khi sử dụng. Ba khu vực chính trong tam giác công năng bao gồm khu vực nấu(bếp nấu), khu vực rửa(bồn rửa) và khu vực lưu trữ thực phẩm(tủ lạnh, kệ giá lưu trữ đồ khô hoặc gia vị) được bố trí sao cho khoảng cách giữa chúng hợp lý và thuận tiện nhất.
Dù là căn bếp của bạn theo thiết kế chữ L, chữ U hay chữ I thì tam giác công năng này vẫn được áp dụng để tối ưu hóa công năng căn bếp, và tam giác công năng này sẽ càng phát huy hiệu quả nếu chúng được đặt ở các vị trí gần nhau.
Chất liệu là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền và thẩm mỹ của nội thất nhà bếp. Bạn nên ưu tiên chọn những loại nội thất có chất liệu chất lượng cao, dễ dàng vệ sinh và chống chịu được môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao như gỗ tự nhiên, inox, đá granite,v.v…
Một chiếc bàn ăn mặt đá vi tinh thể không những giúp mặt bàn của bạn chịu lực tốt hơn mà còn trông thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho căn bếp hơn. Bàn mặt đá pha lê còn khiến căn bếp của bạn sáng bừng, hơn nữa việc vệ sinh và lau chùi khi dính bẩn là điều hoàn toàn dễ dàng ở hai loại bàn này
Đồ nội thất thông minh đa năng đang ngày càng trở nên phổ biến khi diện tích đất nhà ở ngày càng thu hẹp mà giá trị ngày càng tăng cao. Với những căn hộ có diện tích hạn chế, việc tối ưu hoá không gian để tăng tính tiện nghi đang là chủ đề mà nhiều gia đình muốn hướng tới. Với các sản phẩm nội thất thông minh, bạn có thể dễ dàng thay đổi linh hoạt các chức năng của nội thất để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình trong căn bếp nhỏ.
Ví dụ, một chiếc bàn ăn thông minh gấp gọn với thiết kế hộc kéo kèm hộc bàn phía dưới mặt bàn, bạn có thể lưu trữ một số đồ dùng như chén, bát trong hộc kéo. Đặc biệt hơn, phần hộc được thiết kế để có thể đựng vừa 4 chiếc ghế ăn gấp gọn, điều này giúp cho diện tích không gian bếp của bạn được tối ưu hoá, thoải mái và rộng rãi hơn trong quá trình sinh hoạt, nấu nướng, v.v…
>>>Xem thêm: Bàn ăn tròn mặt đá - chất liệu tạo nên nét đẹp căn bếp Việt
Trước khi bắt tay vào thiết kế nội thất nhà bếp, bạn cần làm việc với các chuyên gia thiết kế hay kiến trúc sư để xác định rõ phong cách thiết kế hài hoà với tổng thể của căn nhà. Việc xác định trước giúp bạn dễ dàng trong việc lựa chọn nội thất, màu sắc kiến trúc và cách bày trí nội thất sao cho phù hợp. Bạn có thể lựa chọn phong cách hiện đại, cổ điển hay phong cách tối giản tùy theo sở thích và nhu cầu cá nhân của bạn.
Bồn rửa nên được đặt cạnh khu vực sơ chế thực phẩm để tiện lợi cho việc rửa sạch thực phẩm. Đồng thời, bạn nên tránh đặt bồn rửa quá xa bếp nấu hoặc tủ lạnh để không làm mất thời gian di chuyển. Bạn cũng có thể lắp đặt tủ bếp treo hoặc dàn để chén dĩa phía trên bồn rửa để có thể dễ dàng lưu trữ và lấy các vật dụng cần thiết.
Hệ thống đèn chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian bếp ấm cúng và tiện nghi. Bạn cần lựa chọn đèn chiếu sáng phù hợp với không gian và đảm bảo ánh sáng đủ mạnh và chiếu sáng toàn bộ căn bếp để thuận tiện cho việc nấu nướng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm đèn phòng ăn có ánh sáng đủ mạnh để căn bếp luôn trong trạng thái sáng sủa, đồng thời hệ thống hút mùi và cửa sổ cũng cần được trang bị để loại bỏ khói và mùi hôi từ bếp nấu.
Những không gian trống như góc tường, gầm bàn hay trên tủ bếp có thể tận dụng để lắp đặt thêm một vài đồ nội thất cần thiết như móc treo, tủ bếp hay các loại kệ treo tường để đựng gia vị,v.v…. Điều này giúp bạn tận dụng tối đa không gian lưu trữ mà không làm ảnh hưởng đến diện tích sử dụng.
Tủ bếp nên được bố trí theo luồng công việc từ trái qua phải hoặc ngược lại tùy theo thói quen của người sử dụng. Từ khu vực lưu trữ thực phẩm, khu vực rửa sạch đến khu vực nấu nướng, tất cả nên được sắp xếp một cách logic để công việc nấu nướng trở nên thuận tiện hơn.
>>>Xem thêm: 99+ Mẫu tủ bếp treo tường tiết kiệm không gian cho căn bếp nhỏ
Một lý do chính mà việc đo đạc trước khi thiết kế nhà bếp quan trọng là bởi vì cần đảm bảo kích thước phù hợp để đặt tủ bếp vào nơi phù hợp. Một chiếc tủ bếp quá to hoặc quá nhỏ đều không tốt, nó không những gây ảnh hưởng đến mỹ quan phòng bếp mà còn gây lãng phí không gian lưu trữ.
Với không gian diện tích eo hẹp nhà phố hiện nay thì kiểu thiết kế tủ bếp phía dưới gầm cầu thang hiện đang là sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình, bởi nó có thể tiết kiệm được tối đa diện tích ngôi nhà.
Với những gia đình diện tích phòng bếp rộng và muốn tạo sự riêng tư khi nấu ăn thì tủ bếp dưới chữ U là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Nó tận dụng được cả những góc chết, vừa có thêm nhiều không gian đựng đồ đạc, vừa làm phòng bếp sang trọng, cuốn hút hơn.
Việc bố trí ổ điện trong phòng bếp là một bước quan trọng trong quá trình thiết kế nội thất nhà bếp. Một hệ thống điện được bố trí và sắp xếp ở vị trí hợp lý sẽ giúp quá trình sử dụng các thiết bị điện trong khi nấu ăn được an toàn và tiện lợi nhất. Bạn có thể lắp đặt các ổ cắm điện ở các vị trí thuận tiện như gần khu vực đặt nồi cơm điện, máy xay sinh tố hay lò vi sóng.
Ổ điện nên khéo léo đặt ở các vị trí khuất để tránh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ căn bếp, đồng thời bạn cũng nên lưu ý không đặt ổ cắm điện ở các vị trí gần khu vực bồn rửa hay bếp nấu để tránh tình trạng chập điện hay cháy nổ.
Quá trình nấu ăn thường bao gồm các bước: lấy nguyên liệu từ tủ lạnh, sơ chế tại bồn rửa, nấu nướng trên bếp và cuối cùng là cất trữ đồ ăn. Việc bố trí các thiết bị theo trình tự này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Chính vì vậy, bạn nên đặt bếp nấu ở các vị trí thuận tiện, gần khu vực chuẩn bị thực phẩm và bồn rửa. Tránh đặt bếp nấu ở những vị trí có gió lùa mạnh hoặc quá gần cửa sổ để đảm bảo an toàn khi nấu nướng
Vì là thiết bị điện lạnh dùng để cất giữ thực phẩm nên tủ lạnh cần được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, dễ tiếp cận nhưng không gây cản trở lối đi. Bạn cũng cần lưu ý không đặt tủ lạnh quá gần bếp nấu để hạn chế việc tiêu thụ năng lượng không cần thiết và đảm bảo an toàn.
Ánh sáng trong phòng bếp nên được phân bố đều, không gây chói mắt và không gây cảm giác buồn ngủ khi bước vào bếp. Đảm bảo hệ thống ánh sáng phải luôn đủ sáng cho các khu vực chính như bếp nấu, bàn ăn và khu vực chế biến thực phẩm. Bạn có thể tham khảo thiết kế nội thất phòng bếp theo phong cách mở để đón nhận tối đa luồng ánh sáng tự nhiên vào bếp, khiến căn bếp trông có sức sống hơn, giúp đem lại nguồn cảm hứng tươi mới cho gia chủ mỗi khi chế biến món ăn.
Khu vực lưu trữ nên được thiết kế khoa học, dễ dàng tiếp cận và sắp xếp gọn gàng. Sử dụng kệ, ngăn kéo, và móc treo để tối ưu hóa không gian lưu trữ và giúp bạn dễ dàng tìm thấy mọi thứ khi cần.
Việc lựa chọn vật liệu nội thất phòng bếp là một phần quan trọng trong quá trình thiết kế và cải tạo nhà bếp. Các vật liệu phổ biến dùng trong nhà bếp như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp phủ Acrylic/Laminate, Nhựa WPB,… thường được dùng để làm bàn ghế ăn, kệ tủ bếp. Bên cạnh đó, đá tự nhiên, đá ceramic, đá granite v.v… cũng thường được dùng để làm gạch ốp tường, lát sàn hoặc chất liệu để làm các mẫu bàn ăn cao cấp.
Bạn cũng có thể lựa chọn gạch men hoặc đá granite để ốp tường và tủ mặt bếp để dễ dàng vệ sinh, lau chùi. Ngoài ra, gỗ hoặc inox cũng góp phần đảm bảo độ bền và độ thẩm mỹ trong căn bếp của bạn
>>>Xem thêm: So sánh đá Marble nhân tạo và tự nhiên: Nên chọn loại nào?
Theo phong thuỷ nhà bếp, nếu bếp được đặt ở hướng và vị trí hợp lý thì sẽ tác động tích cực đến sức khoẻ và tài lộc của gia chủ. Vì vậy, việc xác định hướng đặt bếp cũng như các đồ nội thất bên là điều vô cùng quan trọng.
Nhà bếp đối diện nhà vệ sinh: nhà vệ sinh là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ của con người. Ngoài ra theo yếu tố ngũ hành, Hoả (phòng bếp) và Thuỷ (nhà tắm) là 2 yếu tố xung khắc, vì vậy cần tránh đặt nhà bếp và nhà vệ sinh ở vị trí gần hoặc đối diện nhau.
Nhà bếp đối diện phòng ngủ: Về khoa học, mùi thức ăn và khói từ phòng bếp nếu tiếp xúc với phòng ngủ sẽ rất dễ bị ám mùi lên chăn, gối sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, yếu tố Hoả từ nhà bếp có thể làm các thành viên trong gia đình cảm thấy khó chịu, bực bội, ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ
Nhà bếp xây dưới thanh xà ngang: có nhiều ý kiến cho rằng không nên đặt nhà bếp dưới thanh xà ngang vì sẽ đè lên ông Táo, khiến tài vận không thể hanh thông được
An toàn là yếu tố hàng đầu khi thiết kế bếp. Đảm bảo rằng mọi thiết bị điện đều được lắp đặt đúng cách, không bị rò rỉ điện. Sử dụng vật liệu chống cháy, lắp đặt hệ thống báo cháy và đảm bảo lối thoát hiểm luôn thông thoáng.
Ngoài 18 lưu ý trên, nếu bạn cần thêm thông tin hay gợi ý về các sản phẩm nội thất phòng bếp, sofa giường hãy liên hệ ngay Phê Decor để khám phá thêm nhiều mẫu thiết kế và sản phẩm độc đáo. Để biến căn bếp của mình trở nên hoàn hảo đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ trong thiết kế, Phê Decor hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức để thiết kế nội thất nhà bếp cho riêng mình.
Lên đầu trang
Giỏ hàng
Tìm kiếm
Đường dây nóng
Giỏ hàng
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ về sản phẩm, hãy nhấc máy ngay và gọi đến số
0988786086 Chú ý: Chúng tôi chỉ hỗ trợ từ 8h đến 17h30, ngoài giờ hành chính vui lòng không liên lạcThành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!