Hiện tượng nhà mới xây bị nứt tường dọc, nứt ngang,… Điều này không chỉ khiến ngôi nhà mất đi tính thẩm mỹ mà còn tạo cảm giác bất an, lo lắng cho người sinh sống trong nhà. Vậy tại sao tường nhà bị nứt, cách xử lý tường bị nứt như thế nào,… Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho các thắc mắc trên, hãy cùng Phê Decor tìm hiểu các thông tin liên quan dưới bài viết sau.
Chúng ta thường nghĩ rằng, chỉ có các công trình dân dụng cũ được xây dựng và sử dụng lâu năm mới bị nứt tường. Tuy nhiên, rất nhiều căn nhà mới xây cũng gặp tình trạng này khiến chủ nhà không khỏi hoang mang lo lắng.
Địa chất quyết định rất nhiều đến phần móng ngôi nhà. Nếu móng nằm ở khu vực đất mềm, trũng thì khi ép cọc không đều, hay sai lệch tim sẽ khiến móng dễ bị lún và nứt tường sau một thời gian sử dụng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc nhà mới xây bị nứt tường. Vì thế, trước khi tiến hành thi công, bạn cần khảo sát địa chất đất, bao gồm:
– Đánh giá nền đất chuẩn xác để xem xét hình thức thi công móng cho phù hợp: ép cọc hay móng băng.
– Xây dựng biện pháp thi công phù hợp với địa chất đất. Đồng thời, có phương án dự phòng các rủi ro có thể xảy ra.
Khi thi công nhà các vấn đề kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng tường gồm:
Thực tế cho thấy, dù tay nghề thợ cao thì quá trình công trình chỉ đảm bảo xây dựng theo đúng thiết kế. Và cũng khó tránh khỏi tình trạng nứt, lún móng… Vì vậy, giám sát về mặt kỹ thuật rất quan trọng để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
Một số tác động ngoại cảnh như: dư chấn động đất, bị đâm đụng, khoan tường, ảnh hưởng nền móng do nhà bên cạnh xây dựng… cũng là nguyên nhân dẫn đến nứt tường nhà. Khi rơi vào những tình huống này, ngôi nhà sẽ bị rung lắc khiến cho các lớp tường, cùng vữa trát bị gãy. Từ đó, tạo thành các đường nứt ngang trên bề mặt.
Bên cạnh đó, xây nhà vào ngày thời tiết nắng gắt. Khi đó, vật liệu xây ngót hơi nước nhanh, xi măng chưa kịp kết dính, dẫn tới việc tường hay có những vết nứt chân chim.
Với nguyên nhân về ngoại cảnh thì hầu như chúng ta chỉ khắc phục chứ không có sự phòng ngừa trước. Với các vết nứt nhỏ thì không ảnh hưởng đến kết cấu. Tuy nhiên, vết nứt lớn thì có thể lan rất nhanh nên bạn cần xử lý ngay để tránh tình trạng vết nứt trở nên khó khắc phục, và đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như người nhà.
Nguyên nhân gây ra là do lún nền móng, chấn động địa chất, về ngoại quan. Bạn sẽ dễ dàng thấy được một đường nứt lớn, tạo khe hở rõ ràng. Vì thế, khi gặp tình huống này, bạn cần đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng rồi đưa ra phương án cách khắc phục tường nhà bị nứt.
Nền móng bị lún sụt là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng nhà mới xây bị nứt tường, nứt trần. Các vết vứt này thường nằm ngang, kích thước lớn, rãnh sâu và khó tìm ra biện pháp khắc phục. Thậm chí, nếu vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết thì chỉ còn cách đập đi xây lại để đảm bảo sự an toàn cho công trình.
Các vết nứt cho sụt lún nền móng thường xẻ ngang theo khung cửa và khu vực nền móng bị lún hoặc xuất hiện vuông góc từ trần nhà xuống tường. Đây là lỗi do đơn vị khảo sát địa chất nền và thi công nhà. Chính vì vậy khi quyết định mua đất nền, lựa chọn đơn vị thi công xây dựng, cần vô cùng cẩn trọng. Những đơn vị thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng có thể đưa ra những con số sai lệch, dẫn đến kết cấu của ngôi nhà không đúng yêu cầu kỹ thuật. Gây nên tình trạng nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ lạ thường.
Trong quá trình xây dựng nhà, người thợ thường phải trộn các vật liệu xây dựng thành một hỗn hợp gọi là “vữa” để trát lên tường đã xây. Tuy nhiên, có thể do sự cố kỹ thuật mà hỗn hợp này có thể quá mụn và độ kết dính kém. Chính vì thế, khi thời tiết thay đổi, nguyên liệu bị co rút. Nhiệt độ nóng lạnh, độ ẩm tác động liên tục đến phần kết cấu sẽ làm cho các đoạn mạch vữa trát bị không đều và nứt vỡ.
Các vết nứt có thể có kích thước to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, cho dù là vết nứt nhỏ cũng không nên chủ quan. Nếu không kịp thời sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công trình sau này.
Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ lạ cũng có thể do tính toán sau kết cấu chịu lực của các bộ phận dầm, cột, sàn nhà. Những vết nứt này có thể ở gần mép cửa hoặc bất kỳ đâu trong ngôi nhà. Muốn phòng ngừa trường hợp này, nên chú ý các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vượt qua đổ cửa tối thiểu 20cm.
Đất nền rất dễ bị chồi lên hoặc lúc xuống khi có các công trình mới được thực hiện. Sự chồi lún này có thể khiến các công trình lân cận bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi làm móng cần đầu tư khảo sát địa chất ở cả các khu vực lân cận, đặc biệt là với nhà phố, nhà ống. Các phương pháp khắc phục tình trạng nứt tường, nứt trần nhà
Bước 1: Đục vữa trên tường theo chiều các vết nứt
Bước 2: Vệ sinh nhà mới xây phần tường đục, tưới ít nước lên và để khô
Bước 3: Dùng hỗn hợp xi măng tô dẻo để trát lại tường hoặc dùng keo chuyên dụng để xử lý khe nứt. Sau đó trát vữa
Bước 4: Sơn lại phần tường nứt đồng bộ với không gian.
Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân khiến nhà mới xây bị nứt, bạn có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây để khắc phục các vết nứt.
Các vết nứt do nền móng sụt lún thường sâu và to hơn. Vì vậy, việc xử lý sẽ tốn thời gian và tiền bạc hơn. Bạn cũng có thể áp dụng cách trên, tuy nhiên hiệu quả có thể không cao.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm đến đơn vị thi công, chuyên sửa chữa các vết nứt công trình. Họ có những nguyên vật liệu chuyên dụng như lưới thép chống nứt để khắc phục với các bước kỹ thuật như sau:
Bước 1: Trát lớp mỏng xi măng nguyên chất lên bề mặt vị trí muốn đặt tấm lưới thép.
Bước 2: Đặt tấm lưới thép lên và tiếp tục chát lớp xi măng nguyên chất thứ 2.
Bước 3: Tiếp tục tô trát đến khi tường phẳng.
Bước 4: Sơn lại cho đồng màu với toàn bộ bức tường.
Để sửa nhà chúng ta có thể chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, tuy nhiên tất cả đều có khó khăn và tốn kém. Việc đục rỗng vết nứt, đóng “gông” (đinh đỉa) để “may” vết nứt lại chỉ giải quyết được tạm thời, không hiệu quả; vì không thể ngăn chặn được nguyên nhân vì sao nhà mới xây bị nứt tường và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hoặc quanh đó.
Do đó, để đối phó với loại vết nứt này, nếu nặng và ngày càng phát triển, nên tìm đến những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để nhờ sự giúp đỡ cần thiết và chính xác. Lưu ý rằng, việc đầu tiên, chủ nhà, khi phát hiện vết nứt là dùng bút chì để đánh dấu lại, ghi lại ngày tháng và theo dõi qua thời gian, các vết nứt có vượt điểm đánh dấu hay không. Nếu vượt qua, có nghĩa là vết nứt vẫn đang tiếp tục phát triển và cần có biện pháp xử lý đúng mực, đúng bệnh.
Một số biện pháp cải tạo nhà:
Trong thực tế, không phải tất cả các chỗ tiếp giáp cột- tường, đà lanh và các mép cửa, cửa sổ đều bị nứt. Nhưng chỉ cần có một chỗ nứt thôi cũng sẽ mất nhiều thời gian và công sức để khắc phục, chưa kể đến những điều khó chịu mà khi vừa ở đã phải tiến hành sửa chữa.
Vì vậy tuy rằng có tốn kém hơn chút đỉnh nhưng đặt lưới thép ở tất cả các khu vực được coi là nguy hiểm sẽ đảm bảo chất lượng tuyệt đối cho công trình.
Cách sửa hiệu quả nhất là dục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà lanh khác dài hơn và đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô và đắp vữa vào chỉ làm tăng độ cứng rất ít và thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi đóng cửa mạnh.
>>>Xem thêm: Cải tạo phòng khách liệu có thực sự phức tạp đến thế?
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục nhà mới xây bị nứt tường. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của vết nứt và nguyên nhân dẫn đến vết nứt, bạn có thể tự khắc phục hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của đơn vị thi công chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo chất lượng tối đa cho công trình cũng như sự an toàn cho người sử dụng.
Bởi những người thợ tay nghề cao sẽ giúp bạn khắc phục, xử lý nhà mới xây bị nứt tường một cách hiệu quả nhất. Cũng như sẽ thực hiện các biện pháp chống thấm chuẩn nhất để không cho hiện tượng nứt tường và thấm dột xảy ra nữa.
>>>Xem thêm: 3 cách chống thấm tường nhà mới xây dứt điểm 100% đơn giản mà hiệu quả
Trên đây là những chia sẻ của Phê Decor về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nhà mới xây bị nứt tường nhanh gọn và hiệu quả nhất. Hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Ngoài ra Phê Decor còn cung cấp đến gia chủ nội thất thông minh như sofa giường, bàn trà tích hợp 3 chức năng, bàn ăn thông minh, giúp căn nhà trở nên sang trọng hiện đại hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Lên đầu trang
Giỏ hàng
Tìm kiếm
Đường dây nóng
Giỏ hàng
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ về sản phẩm, hãy nhấc máy ngay và gọi đến số
0988786086 Chú ý: Chúng tôi chỉ hỗ trợ từ 8h đến 17h30, ngoài giờ hành chính vui lòng không liên lạcThành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!