Tùng La Hán - một loại cây được mệnh danh là “ông vua” trong giới cây cảnh bởi vẻ đẹp uy nghiêm, sang trọng cùng với ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp mà nó mang lại. Vậy làm sao để chăm sóc cho “ông vua” này phát triển tươi tốt và khỏe mạnh, cùng Phê Decor tìm hiểu tất tần tật về cách chăm sóc cây Tùng La Hán ở bài viết dưới đây nhé!
Tùng La Hán, hay còn gọi là Vạn Niên Tùng, có tên khoa học Podocarpus Brevifolius là loại cây cảnh được ưa chuộng bởi vẻ đẹp độc đáo, sức sống mãnh liệt và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Một số đặc điểm cơ bản của cây Tùng La Hán
Về mặt phong thủy, Tùng La Hán được xem là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, trường thọ và tài lộc. Cây Tùng La Hán là loại cây mang đến năng lượng tích cực, xua đuổi tà khí, bảo vệ gia chủ bình an và thu hút tài lộc cho người trồng.Tùng La Hán được ứng dụng rộng rãi trong trang trí cảnh quan. Bạn có thể bắt gặp cây Tùng La Hán trong các sân vườn, chùa chiền, hoặc làm cảnh trong nhà, biệt thự, văn phòng,v.v…
Cây Tùng La Hán thường được trồng trong chù
Ngoài ra, Tùng La Hán còn được tạo tác thành những tác phẩm bonsai độc đáo, mang giá trị thẩm mỹ cao. Các loại Tùng La Hán mini cũng là món quà tặng ý nghĩa cho người thân, bạn bè.
Cây Tùng La Hán mini có thể làm quà tặng người thân
Cây Tùng La Hán thuộc hành Mộc. Theo quy luật tương sinh trong ngũ hành, Thủy sinh Mộc, nghĩa là nước nuôi dưỡng cây cối phát triển. Do đó, cây Tùng La Hán được xem là có mối liên hệ đặc biệt với những người mang mệnh Thủy. Chính vì vậy, trồng cây Tùng La Hán trong nhà sẽ đặc biệt mang lại nhiều sự may mắn và thành đạt trong cuộc sống cho những gia chủ mang mệnh Thuỷ. Những người mệnh Thuỷ là những người có ngày sinh vào các năm Bính Tý, Quý Tỵ, Nhâm Tuất, Đinh Sửu, Bính Ngọ, Quý Hợi, Giáp Thân, Đinh Mùi, Ất Dậu, Giáp Dần, Nhâm Thìn, Ất Mão.
Tùng La Hán mang lại sự may mắn và thu hút tài lộc
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, do đó Tùng La Hán cũng hợp với mệnh Kim. Sử dụng cây Tùng La Hán để trưng bày, tạo điểm nhấn cho không gian sống cũng là một lựa chọn phong thuỷ tốt cho những người mệnh Kim. Những người thuộc mệnh Kim có ngày sinh vào các năm Nhâm Thân, Ất Mùi, Giáp Tý, Quý Dậu, Nhâm Dần, Ất Sửu, Canh Thìn, Quý Mão, Tân Tỵ, Canh Tuất, Giáp Ngọ, Tân Hợi.
Tùng La Hán là loại cây thân mộc nên có thể chịu được nhiệt độ cao, thích hợp với khí hậu nóng ẩm từ 18-25 độ C.
Đất trồng cây Tùng La Hán phải được chọn lọc kỹ càng, đảm bảo chất lượng đất luôn tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Đất thịt là loại đất được cho là thích hợp để trồng cây Tùng La Hán vì nền đất này khó rã bầu khi có nhu cầu di chuyển cây. Bạn có thể trộn đất trồng với các loại mùn cưa, xơ dừa hoặc vỏ trấu để tăng độ tơi xốp và thông thoáng cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho đất trồng.
Lựa chọn đất thịt trồng cây Tùng La Hán
Lưu ý một điều rằng không nên trồng cây Tùng La Hán trên những loại đất có thành phần cơ giới cao vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sinh trưởng và phát triển của cây.
Chọn chậu cây có kích thước đường kính phù hợp để cây Tùng La Hán có không gian để phát triển tốt nhất. Đối với các loại Tùng La Hán có kích thước nhỏ, bạn có thể chọn chậu có đường kính khoảng 30-40cm, độ sâu khoảng 25-30cm, đáy chậu cần có lỗ thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng. Có thể chọn các loại chậu có chất liệu từ gốm, sứ, nhựa hoặc xi măng.
Tùng La Hán được trồng trong chậu gốm
Nếu bạn chọn phương pháp trồng cây Tùng La Hán bằng hạt giống, thời điểm thích hợp nhất để gieo hạt là vào mùa xuân. Bạn nên lựa chọn nơi cung cấp hạt giống uy tín, hoặc lấy hạt giống từ những quả Tùng La Hán đã chín gieo vào một khay đất nhỏ, giữ cho khay đất luôn trong môi trường ẩm ướt cho đến khi hạt nảy mầm. Sau 1-2 tháng, Tùng La Hán phát triển thành cây cứng cáp hơn, bạn có thể đem cây trồng vào chậu.
Cây Tùng La Hán mini được trồng trong chậu
Nếu bạn chọn trồng cây Tùng La Hán theo phương pháp giâm, chiết hoặc ghép cành, bạn nên lựa chọn cành từ các cây mẹ không có mầm bệnh và đang phát triển tốt. Cành sẽ được giâm trong bóng mát từ 30-45 ngày ở độ cao 15-20cm, sau đó có thể để cây tiếp xúc với ánh nắng. Khi cây con đã đạt độ cao 80cm, bạn có thể đem trồng trên mặt đất hoặc trồng trong chậu.
5. Kỹ thuật trồng cây tùng la hán
Dưới đây là 3 phương pháp thường được sử dụng khi trồng cây Tùng La Hán
Bạn nên lựa chọn những hạt giống đã chín già và có độ chắc nhất định, sau đó gieo xuống một khay đất và luôn giữ cho đất ẩm. Thời gian đẹp nhất để tiến hành gieo hạt là vào đầu xuân. Sau 1-2 tháng gieo hạt, cây con sẽ mọc lên.
Đây là phương pháp phổ biến nhất khi trồng cây Tùng La Hán vì tỉ lệ thành công rất cao và có thể làm bất cứ lúc nào. Ở phương pháp này, bạn chỉ cần chọn cành bánh tẻ, dùng dao cắt phần vỏ cây thành một khoanh nhỏ. Sau đó dùng túi nilon bọc xung quanh một lớp đất mùn dinh dưỡng rồi đợi cây ra rễ.
Phương pháp này ít được ưa chuộng hơn 2 phương pháp ở trên. Tuy nhiên phương pháp này khá đơn giản, chỉ cần cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 10cm và trồng trực tiếp trên đất ở nơi bóng râm, hạn chế ánh nắng trực tiếp. Để tiến độ phát triển rễ được diễn ra nhanh hơn, bạn có thể sử dụng thuốc Regen để kích thích rễ mọc nhanh hơn.
Gieo hạt, giâm cành, chiết cành là 3 phương pháp phổ biến nhất
Tùng La Hán là loại cây lá kim, chúng không cần tưới nhiều nước. Vì vậy bạn chỉ cần tưới nước với tần suất 2-3 lần/tuần để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển. Đối với loại Tùng La Hán mini, bạn có thể dùng bình phun sương để tưới cây, vừa làm sạch lá mà còn có thể kiểm soát được lượng nước tưới.
Tưới nước với tần suất 2-3 lần/tuần
Đối với những cây Tùng La Hán lâu năm được trồng trong vườn nhà, bạn có thể tưới nước cho cây khi mặt đất trở nên khô ráp. Khi tưới nước, luôn chia nhỏ lượng nước tưới, giữ cho mặt đất ẩm nhưng hạn chế tưới quá nhiều sẽ làm úng rễ cây, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây. Bạn nên tưới nước cho cây 2-3 ngày 1 lần, tuy nhiên việc tưới nước còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh cho phù hợp.
Vì đây là loài cây thân gỗ nên khả năng chịu được nhiệt độ cao khá tốt, nhưng nhiệt độ lý tưởng để trồng cây này nằm trong khoảng 18-25 độ C. Lưu ý một điều rằng Tùng La Hán không thích hợp với khí hậu lạnh, vì vậy mà mùa đông bạn có thể thấy Tùng La Hán sẽ hơi cằn cỗi
Loại cây này cũng sinh trưởng rất tốt khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay bóng râm. Nếu bạn trồng cây Tùng La Hán trong nhà, hãy đảm bảo rằng cây luôn được tắm nắng 2-3 buổi trong tuần. Tuy nhiên, không để cây dưới nắng gắt hoặc trong bóng tối quá lâu đối với loại Tùng La Hán mini. Còn đối với Tùng La Hán trồng ngoài trời thì bạn yên tâm vì các giống này có tán lá chịu nắng rất tốt.
Trồng cây Tùng La Hán ở nơi có ánh sáng thích hợp
Khi cây con bắt đầu phát triển, bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ đã hoai mục vào đất để cung cấp thêm dưỡng chất cho đất, với tỉ lệ 20-30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu, 40-50% xơ dừa. Ngoài ra, có thể bón thêm phân có hàm lượng Nitơ để cây phát triển tốt nhất, hạn chế bón phân đạm cho cây
Bón phân hữu cơ cho cây Tùng La Hán
Ngoài ra, Phê Decor gợi ý một số loại phân bón hữu cơ như Dynamic Lifter (xuất xứ từ Úc) dạng viên nén hoặc phân bón Rapid Raiser trọng lượng từ 500 gam - 6kg, rắc đều xung quanh mặt đất hoặc bề mặt chậu trồng Tùng La Hán. Sau đó phủ thêm một lớp xơ dừa mỏng để ngăn không cho phân bón bị bốc mùi và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Một cây tùng la hán có giá trị là một cây tùng la hán có thân và dáng đẹp. Vậy nên bạn chú ý cắt tỉa cành là thường xuyên để giá trị thẩm mỹ của Tùng La Hán luôn được tươi mới. Việc cắt tỉa cành lá có thể được tiến hành mỗi ngày, nhưng tốt nhất vẫn là giai đoạn khi mới lên cây con vì đây là giai đoạn dễ uốn nắn nhất.
Cây Tùng La Hán được uốn nắn từ sớm
Bạn có thể cắt tỉa những lá thừa, lá héo, những cành cây dư bị chìa ra, và luôn giữ lại cành cây khoẻ mạnh. Một lưu ý nhỏ là bạn nên uốn nắn cho lá của cây hướng lên trên, vì theo quan niệm cho rằng cây Tùng La Hán ngửa lên hứng sương thì cây mới phát triển tốt nhất.
Đối với các giống Tùng La Hán được trồng trong chậu như cây bonsai , Phê Decor khuyên bạn nên thay chậu khoảng 2 năm/lần. Theo thời gian, cây Tùng La Hán sẽ phát triển và có xu hướng to lên, vì vậy bạn cần di chuyển cây sang một cái chậu có diện tích rộng hơn để đảm bảo không gian cho cây có thể “thở”.
Thay chậu khi cây đã phát triển to hơ
Ngoài ra, khi thay chậu, nên giữ lại ½ lượng đất cũ để cây kịp thích ứng từ từ với môi trường đất mới, đồng thời cắt tỉa những lá cây, nhành cây đã bị khô héo hoặc hư hỏng để cây phát triển tốt hơn.
Trong quá trình trồng cây Tùng La Hán cần phải chú ý tới 2 loại sâu đó là rầy mềm và sâu vẽ bùa. Chúng tấn công khi cây vừa ra đọt non. Để phòng trừ cần phải ngắt hết lá đã có hiện tượng úa, héo hay sâu ăn lá sau đó tiến hành phun bằng thuốc đặc trị theo sự hướng dẫn.
Sâu rầy mềm và sâu vẽ bùa thường xuất hiện ở Tùng La Hán
2 loại sâu thường gặp khi trồng cây Tùng La Hán không thể không kể đến đó là loại sâu vẽ bùa và rầy mềm. Các loại sâu này thường xuất hiện khi cây vừa ra đọt non. Để phòng trừ loại sâu này, bạn cần phải ngắt hết lá đã héo hoặc lá bị sâu ăn. Sau đó phun thuốc trừ sâu theo hướng dẫn của chuyên gia.
Bạn có thể tham khảo một số loại sản phẩm sinh học đặc trị sâu bệnh cho cây dưới đây:
Lưu ý: nên phun thuốc trừ sâu khi trời mát, hạn chế phun thuốc khi trời quá nắng và nhiệt độ cao vì điều này sẽ làm lá cây dễ bị cháy
>>> Xem thêm: Cây Tùng La Hán có đắt không? Cập nhật bảng giá Tùng La Hán mới nhất 2024
Được mệnh danh là “ông vua” của các loài cây cảnh, cách chăm sóc cây Tùng La Hán luôn được nhiều người quan tâm hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi trồng cây Tùng La Hán
Nguyên nhân chủ yếu nhất là do cây bị thiếu chất dinh dưỡng từ đất, tưới nước không đầy đủ hoặc bị các loài sâu bệnh ăn hại. Vì vậy, khi gặp trường hợp này, trước hết bạn nên cắt tỉa các lá bị vàng, héo úa để tránh lây bệnh qua các lá khác, đồng thời tưới nước đảm bảo cho đất luôn ẩm và sử dụng thuốc trừ sâu với liều lượng hợp lý.
Điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, có thể do tưới nước quá nhiều hoặc quá ít, sâu bệnh tấn công… Sau đó, bổ sung các yếu tố thiếu hụt và xử lý triệt để vấn đề.
Biểu hiện này có thể là do cây được tưới nước nhiều hơn mức cần thiết hoặc bị thiếu nước, một số trường hợp khác là do sâu bệnh gây hại dẫn đến rụng lá. Trường hợp này có thể xem xét bổ sung lượng nước đầy đủ cho cây
Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh, vậy nên chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng cây trong quá trình chăm sóc để phát hiện kịp thời và điều trị với các loại thuốc đặc trị phù hợp để cây luôn phát triển tươi tốt.
Với hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây Tùng La Hán từ A đến Z trong bài viết trên, Phê Decor hy vọng bạn đã trang bị cho mình một lượng kiến thức nhất định để tự tin sở hữu và chăm sóc thành công giống cây này. Nếu bạn muốn tham khảo thêm các xu hướng thiết kế cây cảnh, thiết kế không gian sống đẹp, hay đơn giản là có nhu cầu về các dòng nội thất thông minh cho phòng khách như sofa giường, bàn ăn thông minh, bàn trà,v.v…, hãy liên hệ với Phê Decor để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhé!
>>>Xem thêm: Khám phá các dáng Tùng La Hán mà người chơi nhất định phải biết
Lên đầu trang
Giỏ hàng
Tìm kiếm
Đường dây nóng
Giỏ hàng
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ về sản phẩm, hãy nhấc máy ngay và gọi đến số
0988786086 Chú ý: Chúng tôi chỉ hỗ trợ từ 8h đến 17h30, ngoài giờ hành chính vui lòng không liên lạcThành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!