Bỏ túi 6 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch cực kỳ hiệu quả

chong-tham-nha-ve-sinh-khong-can-duc-gach-1
Bỏ túi 6 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh cực kỳ hiệu quả mà không cần đục gạch

Nhà vệ sinh là nơi có môi trường ẩm ướt, độ ẩm cao nên không những tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở mà còn dễ có nguy cơ xảy ra tình trạng thấm dột. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ không gian và sức khoẻ của gia đình bạn. Chính vì vậy mà chống thấm nhà vệ sinh là một bước quan trọng khi xây dựng tổ ấm. Ở bài viết này, Phê Decor sẽ chia sẻ đến bạn 6 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch cực kỳ hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức.

1. Tại sao cần phải chống thấm nhà vệ sinh?

Có nhiều lý do mà nhà vệ sinh cần phải chống thấm ngay từ lúc xây dựng, trong đó không thể không kể đến các lý do:

  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa: người ta thường cho rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy mà việc phát hiện kịp thời các lỗi kỹ thuật, các vấn đề rạn nứt tường giúp bạn có thể khắc phục ngay lập tức, tiết kiệm chi phí sửa chữa hơn so với việc khi phát hiện ra thì tình trạng nhà vệ sinh đã xuống cấp trầm trọng.
  • Duy trì giá trị bất động sản: một ngôi nhà có công trình thi công các không gian nhà chất lượng sẽ luôn giữ được giá trị bất động sản cao hơn so với những căn nhà đã xuống cấp trầm trọng, hay bị thấm dột hoặc ẩm mốc,v.v…
chong-tham-nha-ve-sinh-khong-can-duc-gach-2
 Tại sao cần phải chống thấm nhà vệ sinh?
  • Bảo vệ sức khoẻ gia đìnhmôi trường ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Vì vậy chống thấm cho nhà vệ sinh sẽ giúp nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ và khô thoáng, bảo vệ sức khỏe mọi người.
  • Tránh mất thẩm mỹ cho công trình nhà ởtình trạng thấm dột quá lâu sẽ làm tường và sàn nhà có dấu hiệu bong tróc, ố vàng, gây mất thẩm mỹ cho căn nhà và ảnh hưởng đến chất lượng nhà ở.

2. Hậu quả khi không chống thấm nhà vệ sinh

Khi nhà vệ sinh bị thấm dột, nếu bạn không xử lý triệt để sẽ dẫn đến các hậu quả như:

  • Nước thấm quá lâu làm bề mặt hư hỏng, dẫn đến công trình xuống cấp, gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình
  • Tường bị thấm nước lâu ngày sẽ mọc rêu, xuất hiện màu sắc ố vàng, gây mất thẩm mỹ cho căn nhà
  • Nếu tường bị ngấm nước lâu sẽ ảnh hưởng đến đường dây điện âm tường trong nhà. Điều này lâu ngày sẽ dẫn đến các nguy cơ chập điện, cháy nổ, chạm mạch,v.v… gây ảnh hưởng đến sự an toàn của mọi người
  • Những vết nấm mốc lâu do thấm nước sẽ bốc mùi hôi khó chịu, hình thành nên nhiều loại vi khuẩn trong không gian, làm ảnh hưởng đến không khí và gây ra một số bệnh như: viêm da, viêm đường hô hấp,v.v…

3. Ưu và nhược điểm của chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch

3.1. Ưu điểm

  • Với phương pháp không đục gạch, việc chống thấm nhà vệ sinh sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với phương pháp đục gạch
  • Không ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ căn nhà vì không phải đục khoét nhiều
  • Thời gian thi công nhanh chóng và không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của gia đình

3.2. Nhược điểm

  • Độ hiệu quả không cao bằng phương pháp chống thấm nhà vệ sinh có đục gạch, có thể không phù hợp với các tình trạng tường nhà vệ sinh bị thấm dột nặng
  • Chỉ chống thấm được trong thời gian ngắn, về lâu dài vẫn sẽ có nguy cơ bị thấm dột lại

4. Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch

4.1. Phương pháp cắt mạch

Đây là phương pháp sử dụng một loại keo chống thấm chuyên dụng đưa vào các khe hở giữa các viên gạch lát sàn, giúp ngăn chặn dòng nước thấm vào bên dưới nền gạch. Phương pháp này khá nhanh chóng và đơn giản, chỉ phù hợp với các trường hợp nhà vệ sinh bị thấm nhẹ

chong-tham-nha-ve-sinh-khong-can-duc-gach-3
Phương pháp cắt mạch

Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: dùng máy cắt gạch cắt các khe hở giữa các viên gạch lót sàn

Bước 2: làm sạch bụi bẩn trên bề mặt bằng chổi hoặc máy hút bụi rồi rửa lại bằng nước, đảm bảo bề mặt luôn sạch sẽ và khô ráo

Bước 3: Bơm keo chít mạch chống thấm vào các khe hở, đảm bảo keo được lấp đầy khe hở

4.2. Phương pháp sử dụng polyure

Với khả năng che phủ, chống thấm nước tuyệt vời, độ bền cao, ại còn khô nhanh, Polyure là một loại hợp chất lý tưởng để lựa chọn chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch

chong-tham-nha-ve-sinh-khong-can-duc-gach-4
 Phương pháp sử dụng polyure

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Sau khi loại bỏ bụi bẩn và làm sạch bề mặt cần chống thấm, quét trước một lớp sơn Primer để tăng cường độ bám dính

Bước 2: Sau khi sơn khô, quét lớp chống thấm Polyure lên và để khô trong vòng 24h

Bước 3: sau khi lớp chống thấm khô, sử dụng keo dán gạch để ốp lại sàn nhà vệ sinh và hoàn thiện công trình chống thấm

4.3. Phương pháp dùng keo chống thấm gạch mạch

Một trong những nguyên nhân khiến sàn nhà vệ sinh bị ngấm nước chính là sử dụng keo chống thấm gạch mạch chất lượng kém. Việc sử dụng keo chống thấm gạch mạch giúp sàn nhà vệ sinh ngăn chặn được nước ngấm vào các đường ron gạch. Đây là một trong những phương pháp đơn giản trong cải tạo nhà vệ sinh, chi phí thấp và không tốn quá nhiều công sức.

chong-tham-nha-ve-sinh-khong-can-duc-gach-5
Phương pháp dùng keo chống thấm gạch mạch

Quy trình thực hiện:

Bước 1: loại bỏ lớp keo cũ và làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh và ron gạch

Bước 2: Sử dụng keo chống thấm chất lượng, pha theo tỉ lệ khuyên dùng của nhà sản xuất

Bước 3: sử dụng chổi hoặc cọ quét đều lớp keo lên khe gạch mạch, đảm bảo keo được phủ khắp bề mặt 

Bước 4: chờ keo khô, làm sạch bề mặt một lần nữa và hoàn thiện công trình

4.4. Phương pháp sử dụng chất chống thấm trong suốt

Cũng như keo chống thấm phía trên, chất chống thấm trong suốt là loại dung dịch dạng lỏng có khả năng thẩm thấu sâu vào bên trong bề mặt gạch và tạo ra lớp màng chống thấm bảo vệ. Phương pháp này cũng được đánh giá là khá đơn giản và không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gạch men trong nhà vệ sinh. 

chong-tham-nha-ve-sinh-khong-can-duc-gach-6
Phương pháp sử dụng chất chống thấm trong suốt

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm, đảm bảo đã sạch sẽ bụi bẩn và khô ráo

Bước 2: trộn keo theo tỉ lệ của nhà sản xuất, để keo nghỉ trong 2 phút rồi quét lên bề mặt cần chống thấm. Lưu ý quét từ trong ra ngoài, từ chân tường đến bề mặt sàn, đảm bảo keo được phủ đầy trên bề mặt sàn và các khe mạch gạch

Bước 3: để khô trong vòng 24h-72h tuỳ vào nhiệt độ của môi trường, không được đi lại hoặc đụng lên bề mặt mới thi công. Nhiệt độ và độ ẩm càng cao thì keo càng nhanh khô.

4.5. Phương pháp sử dụng sơn chống thấm

Sơn chống thấm là dung dịch lỏng vối chức năng tạo ra một lớp chắn bảo vệ bề mặt khỏi sự tác động của nước. Ngoài ra, sơn chống thấm cũng giúp gia chủ dễ dàng vệ sinh bề mặt mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay chất lượng của không gian nhà

chong-tham-nha-ve-sinh-khong-can-duc-gach-7
Phương pháp sử dụng sơn chống thấm

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm, đảm bảo đã sạch sẽ bụi bẩn và khô ráo để sơn được bám chắc hơn

Bước 2: Pha trộn sơn theo tỉ lệ tuỳ vào quy định của từng thương hiệu sơn chống thấm, dùng cọ hoặc con lăn sơn một lớp mỏng trước để bảo vệ bề mặt. 

Bước 3: Sau khi lớp sơn thứ nhất khô, sơn thêm một lớp nữa để bề mặt chống thấm được phát huy tối đa hiệu quả 

Bước 4: để khô bề mặt rồi mới sử dụng nhà vệ sinh, hoàn thiện công trình

4.6. Chống thấm với màng chống thấm đa lớp

Màng chống thấm đa lớp là một hệ thống chống thấm khá tiên tiến, được tiến hành bao gồm lớp lót, lớp màng chống thấm và lớp bảo vệ. Vốn dĩ chống thấm nhiều lớp như vậy nên được đánh giá là phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch hiệu quả nhất, thường áp dụng trong những trường hợp nhà vệ sinh gặp tình trạng thấm dột nặng.

chong-tham-nha-ve-sinh-khong-can-duc-gach-8
Chống thấm với màng chống thấm đa lớp

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm, đảm bảo đã sạch sẽ bụi bẩn và khô ráo

Bước 2: Cắt màng chống thấm chất lượng cao theo kích thước của viên gạch lát sàn nhà vệ sinh, sau đó lắp đặt lên khu vực cần chống thấm

Bước 3: Để khô và kiểm tra lại toàn bộ bề mặt lắp đặt xem đã lấp đầy các khe nứt và vết hở chưa, tiến hành lắp đặt các thiết bị vệ sinh và hoàn thiện công trình.

>>>Xem thêm: 40+ Mẫu trang trí nhà vệ sinh hiện đại sạch đẹp cực hot 

5. Cách duy trì nhà vệ sinh khô thoáng

Chỉ chống thấm nhà vệ sinh thôi chưa đủ, cần phải duy trì để nhà vệ sinh luôn sạch sẽ thì mới hạn chế được tình trạng thấm nước. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:

chong-tham-nha-ve-sinh-khong-can-duc-gach-9
Cách duy trì nhà vệ sinh khô thoáng
  • Vệ sinh, lau chùi và chà rửa nhà vệ sinh thường xuyên để nhà vệ sinh luôn trong tình trạng sạch sẽ, khô thoáng
  • Kiểm tra định kỳ hệ thống chống thấm để kịp thời phát hiện, bảo trì và sửa chữa nếu gặp tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột trở lại
  • Đường ống nước là một trong những nguyên nhân lớn gây rò rỉ nước. Vì vậy, cần kiểm tra đường ống nước thường xuyên để đảm bảo không có rò rỉ, tắt nghẽn

Việc lựa chọn các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh phù hợp sẽ giúp cho không gian nhà bạn luôn được sạch sẽ, hạn chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây nấm mốc, đồng thời sức khỏe của mọi người cũng được đảm bảo. Với những phương pháp Phê Decor đã giới thiệu bên trên, hy vọng việc chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch không còn quá xa lạ đối với quý gia chủ. Ngoài nhà vệ sinh, để được tư vấn thêm về các dịch vụ nội thất hay các sản phẩm nội thất phòng kháchphòng ngủ và phòng bếp , hãy liên hệ Hotline Phê Decor để nhận được ưu đãi tốt nhất nhé!

>>> Xem thêm: 19+ ý tưởng cải tạo nhà vệ sinh cũ độc đáo và tối ưu chi phí

Share Chia sẻ
Đánh giá của bạn

Lên đầu trang

Giỏ hàng

Đường dây nóng

Phone 0988786086

Chat với chúng tôi qua zalo

Zalo

Kết nối với chúng tôi trên facebook

Facebook

Thành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!

Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!

Đã thêm thành công sản phẩm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng
Thành tiền

sản phầm trong giỏ hàng của bạn.