9+ Cách bố trí nhà bếp đơn giản, gọn gàng và thanh lịch

Cách bố trí nhà bếp đơn giản đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng gần đây một phần là bởi vì phòng bếp là trái tim của ngôi nhà, nơi không chỉ diễn ra những bữa ăn ấm cúng mà còn là không gian gắn kết các thành viên trong gia đình. Việc bố trí phòng bếp sao cho khoa học, gọn gàng và thẩm mỹ sẽ giúp tạo nên một không gian sống tiện nghi và thoải mái. Trong bài viết này, Phê Decor sẽ giới thiệu đến bạn 9+ cách bố trí nhà bếp đơn giản, đẹp, gọn gàng và thanh lịch giúp tối ưu hóa không gian và mang lại sự hài lòng cho gia đình bạn.

1. Vì sao phòng bếp cần được bố trí khoa học?

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-1
Vì sao cần phải bố trí phòng bếp khoa học

Phòng bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn là không gian trung tâm để các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau thưởng thức bữa ăn ngon miệng. Dưới đây là một số lý do mà căn bếp cần được bố trí khoa học:

  • Tiết kiệm thời gian: Khi các vật dụng nấu nướng trong nhà bếp được sắp xếp một cách hợp lý, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy chúng khi cần sử dụng đến, điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng. Ngoài ra, khi bố trí các vật dụng gọn gàng, việc di chuyển trong không gian bếp cũng trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn tập trung tạo ra những món ăn ngon miệng
  • Đảm bảo sự an toàn: Khi căn bếp được sắp xếp ngăn nắp, các thiết bị điện, gas được bố trí hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ cháy nổ và những rủi ro không đáng xảy ra. Ngoài ra, đồ vật được sắp xếp gọn gàng cũng giúp bạn giảm thiểu nguy cơ trơn trượt, té ngã vì vướng phải đồ vật để lung tung
  • Tạo không gian sống thoải mái: Khi bạn bố trí mọi thứ gọn gàng, việc vệ sinh không gian bếp cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Việc này không những tạo nguồn cảm hứng để cho ra đời những bữa ăn ngon mà còn khiến căn bếp của bạn có thẩm mỹ hơn 

2. 9+ Cách bố trí nhà bếp đơn giản, đẹp, gọn gàng và thanh lịch

2.1. Cách bố trí nhà bếp đơn giản đẹp theo bố cục

2.1.1. Cách bố trí nhà bếp đơn giản theo kiểu chữ I

Bố trí bếp theo kiểu chữ I là một trong những cách phổ biến và đơn giản nhất, đặc biệt phù hợp với những căn bếp có diện tích nhỏ. Kiểu bếp này cho phép tất cả các thiết bị và khu vực chức năng như bếp nấu, bồn rửa, và tủ lạnh được sắp xếp trên một đường thẳng giúp bạn tiết kiệm không gian bếp và tạo sự thông thoáng cho căn phòng. 

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-2
Nhà bếp kiểu chữ I

Kiểu bố trí này cũng giúp bạn dễ dàng di chuyển và thao tác trong quá trình nấu nướng. Với các căn bếp này có thể bố trí thêm các mẫu bàn ăn thông minh gấp gọn mặt gỗ hoặc mặt đá đã qua xử lý chống mối mọt để tiết kiệm diện tích căn bếp. 

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-3
Bố trí một chiếc bàn ăn gấp gọn BA36 cho căn bếp nhỏ

2.1.2. Cách bố trí phòng bếp đơn giản theo bố cục chữ L

Nếu căn bếp nhà bạn không quá nhỏ thì bố cục chữ L sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng. Với cách bố trí này, các khu vực chức năng được đặt dọc theo hai bức tường vuông góc, cạnh dài liền với tường, còn cạnh ngắn hơn có thể coi như vách ngăn với phòng khách. 

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-4
Bố cục căn bếp chữ L

Cạnh này thường được tận dụng để tích hợp kệ tủ, tối ưu hoá không gian lưu trữ, tạo ra một không gian mở và thoải mái hơn khi chế biến món ăn. Điều này không chỉ tối ưu hóa không gian bếp mà còn có thể bố trí thêm một chiếc bàn ăn tích hợp bàn đảo ngay vị trí trung tâm để phục vụ các tiện ích cần thiết.

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-5
Mẫu bàn ăn tích hợp bàn đảo BAC56 cho bếp chữ L

2.1.3. Cách bố trí nhà bếp đơn giản theo kiểu chữ U

Thiết kế này thường khá phổ biến trong các căn bếp có diện tích lớn, giúp gia chủ có thêm không gian để đặt thêm các thiết bị nấu nướng, cho phép nhiều thành viên trong gia đình cùng nhau nấu nướng mà không bị chật chội. 

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-6
Bố cục căn bếp chữ U cho những căn hộ có diện tích rộng

Kiểu bố trí bếp chữ U bao quanh ba bức tường, mang lại nhiều không gian lưu trữ tủ, kê bếp. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những gia đình yêu thích nấu nướng và có nhiều thiết bị nhà bếp. Bố trí này giúp dễ dàng phân chia các khu vực chức năng và tạo ra một không gian bếp rộng rãi và tiện nghi.

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-7
Bố cục này giúp bố trí thêm được nhiều kệ - tủ bếp

2.1.4. Thiết kế đảo bếp độc đáo tại vị trí trung tâm nhà bếp

Thiết kế đảo bếp  thường được sử dụng ở các căn bếp có diện tích khá rộng rãi, việc bố trí một chiếc bàn đảo trung tâm làm căn bếp toát lên được vẻ hiện đại, sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Một số mẫu bàn đảo hiện đại ngày nay còn tích hợp chức năng nấu nướng và pha trà với đa dạng kích thước phù hợp với căn bếp của mình

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-8
Thiết kế bàn đảo độc đáo tại vị trí trung tâm bếp

Tại khu vực đảo bếp, bạn có thể tận dụng làm nơi chuẩn bị thức ăn, bề mặt làm việc hoặc khu vực ăn uống nhanh. Đảo bếp có thể được thiết kế với nhiều ngăn kéo và kệ để lưu trữ đồ dùng, giúp căn bếp luôn gọn gàng và ngăn nắp.

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-9
Bàn đảo tích hợp bếp điện từ và chức năng đun trà

>>>Xem thêm: Đón đầu 99+ xu hướng đảo bếp sang trọng, hiện đại nhất 2024 

2.2. Cách bố trí bếp nhà bếp đơn giản theo vị trí từng thiết bị

2.2.1 Vị trí đặt bếp nấu

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-10
Vị trí đặt bếp nấu

Bếp nấu nên được đặt ở vị trí trung tâm căn bếp để thuận tiện cho việc di chuyển trong thời gian nấu nướng. Hãy chắc chắn rằng bếp nấu được đặt cách xa cửa sổ hoặc các nguồn gió mạnh để lửa không bị cháy xém qua những vật dụng xung quanh, đảm bảo an toàn khi nấu nướng. Ngoài ra, nên đặt bếp nấu ở gần khu vực sơ chế thức ăn như bồn rửa để tạo thành một tam giác công năng hiệu quả.

2.2.2 Vị trí đặt tủ lạnh

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-11
Vị trí đặt tủ lạnh

Vì là thiết bị điện lạnh dùng để cất giữ thực phẩm nên tủ lạnh cần được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, dễ tiếp cận nhưng không gây cản trở lối đi. Bạn cũng cần lưu ý không đặt tủ lạnh quá gần bếp nấu để hạn chế việc tiêu thụ năng lượng không cần thiết và đảm bảo an toàn.

2.2.3 Vị trí đặt bồn rửa

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-12
Vị trí đặt bồn rửa

Bồn rửa nên được đặt ở vị trí trung tâm giữa bếp nấu và tủ lạnh để tạo sự thuận tiện trong quá trình nấu nướng và dọn dẹp và cất thực phẩm. Bạn cũng có thể lắp đặt tủ bếp treo hoặc dàn để chén dĩa phía trên bồn rửa để có thể dễ dàng lưu trữ và lấy các vật dụng cần thiết. 

2.2.4. Vị trí đặt lò vi sóng

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-13
Vị trí đặt lò vi sóng

Lò vi sóng nên được đặt ở vị trí ngang tầm với của bạn và an toàn. Bạn có thể đặt lò vi sóng trên kệ tủ hoặc hoặc trong tủ bếp nếu tần suất bạn sử dụng đến không quá nhiều. Đảm bảo lò vi sóng không đặt quá gần bếp nấu hoặc các thiết bị điện tử khác để tránh gây nhiễu điện và xảy ra cháy nổ không mong muốn.

2.3. Cách bố trí nhà bếp đơn giản theo nội thất

2.3.1. Bàn ghế ăn

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-14
Bàn ăn mặt đá pha lê giúp căn bếp toát lên vẻ sang trọng 

Bàn ghế ăn là một phần thiết yếu trong nhà bếp, là nơi các thành viên trong gia đình sẽ quây quần vào mỗi bữa cơm. Chính vì vậy, bạn nên chọn bàn ghế có thiết kế phù hợp với không gian và phong cách căn bếp của mình. Nếu diện tích nhà bếp của bạn rộng rãi, một chiếc bàn ăn mặt đá vi tinh thể sẽ giúp căn bếp của bạn không những sáng sủa hơn mà còn toát lên vẻ sang trọng cho căn bếp.

2.3.2. Tủ bếp - Kệ bếp

Với không gian diện tích eo hẹp nhà phố hiện nay thì kiểu thiết kế tủ bếp phía dưới gầm cầu thang hiện đang là sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình, bởi nó có thể tiết kiệm được tối đa diện tích ngôi nhà. 

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-15
Tủ bếp - kệ bếp

Với những gia đình diện tích phòng bếp rộng và muốn tạo sự riêng tư khi nấu ăn thì tủ bếp dưới chữ U là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Nó tận dụng được cả những góc chết, vừa có thêm nhiều không gian đựng đồ đạc, vừa làm phòng bếp sang trọng, cuốn hút hơn.

2.3.3. Đồ decor trang trí

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-16
Bố trí một chiếc đèn thả giúp căn bếp trông sáng sủa hơn

Đồ decor trang trí không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn tạo nên sự ấm cúng và thoải mái cho nhà bếp. Hãy chọn những vật dụng trang trí đơn giản nhưng tinh tế như một chiếc đèn thả phòng bếp, cây xanh, v.v… để tạo điểm nhấn cho không gian bếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể treo vài bức tranh nghệ thuật trong phòng bếp để tạo cảm giác thoải mái và ngon miệng mỗi khi vào bếp nấu hay thưởng thức món ăn 

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-17
Trang trí tranh nghệ thuật trong không gian bếp

>>>Xem thêm: 15+ Mẫu Bàn Ăn Cao Cấp Mặt Đá Cho Không Gian Bếp Tiện Nghi 

3. Phong cách bố trí nhà bếp đơn giản

3.1. Phòng bếp theo phong cách hiện đại

Phong cách hiện đại được thể hiện qua những thiết kế đơn giản, không có quá nhiều chi tiết nhưng vẫn toát lên vẻ hiện đại cho căn bếp. Phong cách này đa phần sử dụng các màu sắc trung tính, nội thất thông minh cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự tiện nghi tối đa trong phong cách này.

AD_4nXfr8ex8OrvI5r4ZBfwEHDmCUY_3pyE_DTL1Kbk4v18ROWZSkqT8OGKUjkHyX237YMl9fO5UmGbbYum1hw9ekb_sdBJ9XdvEROlauaqmsfLvkqHiQrMfv66XlxwuYKm-2qOOgKnImcmgs8ld_n9Ktii0ClCy?key=Bl47fjaGzQaBi7x-lRGb8Q
Nhà bếp phong cách hiện đại

Ngoài ra, các căn bếp hiện đại còn được ưa chuộng bởi chúng được cung cấp ánh sáng nhiều hơn, sử dụng các loại đèn led để làm tăng thêm ánh sáng, khiến không gian trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn

3.2. Nhà bếp theo phong cách Địa Trung Hải

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-19
Nhà bếp phong cách Địa Trung Hải

Phong cách Địa Trung Hải mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi và lãng mạn trong không gian. Bạn có thể lựa chọn những vật dụng nội thất có màu sắc tươi sáng, chất liệu tự nhiên như gỗ, đá, gốm sứ để decor nhà bếp theo phong cách này. Các họa tiết trang trí như gạch mosaic, hoa văn cổ điển cũng là điểm nhấn quan trọng trong phong cách Địa Trung Hải

3.3. Không gian bếp theo phong cách tân cổ điển

Tân cổ điển là phong cách lấy cảm hứng từ những tòa lâu đài hay cung điện nguy nga tại châu Âu vào những năm thuộc thế kỷ 18, là sự kết hợp giữa những đường nét cổ điển và hiện đại, tạo nên một không gian bếp sang trọng và quý phái. Phong cách này chú trọng vào những chi tiết trang trí với hoa văn tinh xảo, màu sắc 

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-20
Không gian bếp phong cách tân cổ điển

Phong cách tân cổ điển kết hợp giữa nét cổ điển và hiện đại, tạo nên sự sang trọng và quý phái. Đặc trưng của phong cách này đề cao việc sử dụng những nội thất phòng bếp với chạm khắc hoa văn tinh xảo, đường nét uốn lượn và màu sắc đậm nét giúp không gian bếp trở nên lộng lẫy, thể hiện đẳng cấp và địa vị của gia chủ. Một chiếc tủ bếp được làm từ đá marble hoặc bàn ăn mặt đá vi tinh thể sẽ góp phần tạo điểm nhấn sang trọng hơn cho căn bếp tân cổ điển

3.4. Phong cách Vintage cho nhà bếp

cach-bo-tri-nha-bep-don-gian-21
Nhà bếp phong cách Vintage

Một căn bếp mang đậm phong cách Vintage là một căn bếp mang đến sự ấm áp, hoài cổ từ những món đồ decor Vintage bằng gỗ. Nội thất mang màu sắc cổ điển với các tone màu trầm ấm như nâu, vàng đất, v.v… cũng khiến căn bếp mang đậm nét đẹp xưa cũ, đồng thời khiến căn bếp trở nên ấm cúng hơn mỗi dịp gia đình sum vầy.

>>>Xem thêm: 10+ phong cách cải tạo bếp sang xịn mịn, nhìn là “muốn lăn vào bếp” 

Việc bố trí nhà bếp đơn giản, đẹp, gọn gàng và thanh lịch không chỉ giúp tối ưu hóa không gian mà còn tạo ra một môi trường nấu nướng thoải mái và tiện nghi. Từ việc lựa chọn bố cục phù hợp, sắp xếp vị trí các thiết bị cho đến chọn nội thất và phong cách trang trí, mỗi chi tiết đều đóng vai trò quan trọng. Hy vọng với những gợi ý trên từ Phê Decor, bạn sẽ có thêm nhiều cách bố trí nhà bếp đơn giản, có khoa học và thẩm mỹ nhất.

Share Chia sẻ
Đánh giá của bạn

Lên đầu trang

Giỏ hàng

Đường dây nóng

Phone 0988786086

Chat với chúng tôi qua zalo

Zalo

Kết nối với chúng tôi trên facebook

Facebook

Thành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!

Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!

Đã thêm thành công sản phẩm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng
Thành tiền

sản phầm trong giỏ hàng của bạn.