Chống thấm tường hiệu quả với 13 phương pháp say no tường ẩm

Tường nhà ẩm ướt là một trong những nguyên nhân chính không những gây nên tình trạng ẩm mốc cho căn nhà mà còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình. Hãy cùng Phê Decor khám phá 13 phương pháp chống thấm tường hiệu quả, giúp căn nhà bạn “nói không” với các vấn đề nấm mốc một cách triệt để!

AD_4nXeHbNqdYZrZBZ2R4Ys8trsqbpMWj0kKeV7ktmvboQZol2PDusu0haHom7oXbsZINdNFwculb2mY28QlxpbBKLgddoA2pHRiy6B38Zf2vt5m5FchG9PsoXu64OHYCQhFiyfpnd0CqiSrzUTyytEAwewmiDI?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
“Nói không” với tường ẩm qua 13 phương pháp chống thấm tường hiệu quả vượt trội

1. Chống thấm tường nhà là gì? Tại sao cần phải chống thấm tường nhà

Chống thấm tường nhà là biện pháp sử dụng các vật liệu hoặc chất liệu chuyên dụng phủ lên bề mặt tường, giúp ngăn chặn nước xâm nhập và thấm vào tường nhà, bảo vệ căn nhà khỏi tình trạng nấm mốc, thấm dột cả bên ngoài và bên trong. Hơn nữa, phương pháp kỹ thuật này không những đảm bảo thẩm mỹ cho căn nhà, mà còn gia tăng sự an toàn sức khỏe với các thành viên trong gia đình.

AD_4nXfl5HAw5NV_SLZKqW-CNW0Be9awplR6axKr7dA9q3zLQ6EwFO6HNZJTiUz19QBoG1cRKS_MaQUApvi4a41vbVIfQhiZqIx7tee6lNXNa9W0oEyF71L0MWoF9mz63xHJPGPoBeDJt3cC0nhwlaOZ3ugf8J82?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm tường là gì?

Có nhiều lý do mà chúng ta cần phải chống thấm tường nhà, trong đó không thể không kể đến các lý do sau:

  • Bảo vệ công trình: việc nước bị thấm dột trong mùa mưa, không khí và độ ẩm cao sẽ làm cho tường nhà mau xuống cấp, xuất hiện các vết nứt trên bề mặt, ẩm mốc và còn bám đầy rong rêu nếu không được vệ sinh thường xuyên. Đáng lưu ý hơn, các vật dụng điện tử được đặt vị trí gần tường cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt là các đồ dùng như gỗ, tủ lạnh, tivi,v.v…
  • Tăng tuổi thọ công trình: việc chống thấm tường sẽ giúp tường nhà luôn được bảo vệ khỏi các tác nhân từ môi trường, từ đó tuổi thọ của căn nhà cũng được tăng lên đáng kể
AD_4nXd3VoYi8zK2hrhIUgMLLB1zTcGweFu4gJhLfyaauy3Sc5DvqFksem_nt1uJh_Iuu0-6rfQwDYM5j0MVIVb9Xtts87HPNFJDPZeP0jyjPoHy9QJ4Coa-N1UJ7qIWsLeQGrPfxQZ1Sm3w1Tf5hSDvWHsMkLI?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Tại sao cần phải chống thấm tường?
  • Tạo không gian sống an toàn: tường nhà bị thấm dột lâu ngày sẽ dẫn đến nấm mốc và sinh ra các vi khuẩn gây hại, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Việc chống thấm tường sẽ tạo điều kiện cho môi trường sống luôn khô ráo, sạch sẽ, bảo vệ sức khỏe của mọi người 
  • Duy trì giá trị thẩm mỹ căn nhà: tường nhà ẩm mốc, thấm dột lâu sẽ xuất hiện tình trạng tường mọc rong rêu, nứt nẻ, thậm chí là bong tróc sơn. Vì vậy, chống thấm tường sẽ giúp duy trì và đảm bảo được bề mặt tường luôn trong tình trạng như mới, thẩm mỹ của căn nhà cũng từ đó mà tăng theo

2. Dấu hiệu và nguyên nhân tường nhà bị thấm nước

2.1. Dấu hiệu tường nhà bị thấm nước

AD_4nXesYzygegLstqPI7H2KhQuk8e0WOy4477A3othaxi9dr-VzbDdKc_yEuHgCWyvt8d3fslyZKnZjvrGj43loxW_r83QnuYbuT-uYzOir7zhYf85WUTF9KILOqu7WVUZv88D7seY7gKQtB6YAHQgu0mPSCHo?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Dấu hiệu tường nhà bị thấm nước

Một số dấu hiệu nhận biết tường nhà đang trong tình trạng bị thấm nước như sau:

  • Xuất hiện các vệt nước loang lổ trên bề mặt tường
  • Xuất hiện tình trạng nấm mốc, đặc biệt là trong các góc tường
  • Sơn tường bị bong tróc, rớt ra, tường nhà bị nứt nẻ, dễ vỡ
  • Sờ vào cảm giác ẩm ướt, để lâu ngày nhưng vẫn không khô 

2.2. Nguyên nhân tường nhà bị thấm

Thông thường, việc tường nhà bị thấm dột có thể do các nguyên nhân sau:

Chất lượng thi công xây dựng kém: sử dụng vật liệu xây dựng ban đầu không đảm bảo chất lượng, việc nghiệm thu công trình sơ sài, qua loa, không được thực hiện kỹ càng dẫn đến việc tường nhà bị xuống cấp, dễ thấm dột

Tác động của môi trường: mưa gió, lũ lụt, nắng gắt, nước dột từ mái nhà,v.v… các điều kiện khắc nghiệt từ môi trường tự nhiên làm ảnh hưởng trực tiếp đến tường nhà

Hệ thống thoát nước có vấn đề: ngoài các tác nhân từ tự nhiên thì hệ thống ống nước trong nhà cũng cần được xem xét. Một số vấn đề thường gặp như ống nước bị bể, nứt dẫn đến rò rỉ nước, hay bị tắt nghẽn làm nước ứ đọng trên mái nhà, tường nhà…

3. Quy trình chống thấm tường nhà cơ bản

3.1. Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường cần thi công

Tại bước này, các bề mặt cần sơn chống thấm phải được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các lớp bụi bẩn, kiểm tra kỹ càng các vết nứt, đảm bảo bề mặt được khô ráo và sạch sẽ trước khi thi công sơn chống thấm lên. Lựa chọn loại sơn chất lượng để tiến hành thi công chống thấm

3.2. Bước 2: Thi công lớp chống thấm

Trước khi bước vào chống thấm, bạn cần thực hiện 1-2 lớp chất chống thấm tuỳ vào sự lựa chọn của bạn, sở dĩ có bước này là vì lớp sơn lót sẽ giúp tăng độ bám dính trên bề mặt cần chống thấm. Lưu ý mỗi lớp lót sẽ cách nhau từ 2-4 tiếng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.3. Bước 3: Thi công lớp bảo vệ chống thấm

Pha trộn hỗn hợp sơn và màu sắc theo quy định của nhà sản xuất. Sử dụng con lăn hoặc cọ quét chất chống thấm chuyên dụng lên bề mặt tường cần chống thấm, để khô và không đụng vào trong vòng 24-48 tiếng tuỳ vào loại chất chống thấm khác nhau

3.4. Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu công trình

Sau khi sơn trên bề mặt đã khô, cần kiểm tra lại xem sơn đã được lấp đầy bề mặt chống thấm chưa, có xuất hiện vết bong tróc, nứt nẻ hay thấm nước không. Hoàn thiện công trình.

4. 3 vật liệu chống thấm tường nhà tốt nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có hàng ngàn loại sơn chống thấm tường khác nhau, nhưng theo Phê Decor tìm hiểu, có 3 loại sơn chống thấm tường sau được các kiến trúc sư và chuyên gia tin dùng nhiều nhất, đó là:

4.1. Sơn chống thấm ngoài trời

AD_4nXdjW9MY3fzL7ZT6iRyUlA4LmX6iNZItPzmJkYnkT89OfmukfpDWrRiSXiw89T3nh_Fh2lEeJkncuNlUFCoFLmf3DiuiNILWEZFCnGW93pwwvF3Qwpgjnh6tnCvcbqfRLE6iWGuc6kkpz3OuU7WZY9tjlEA?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Sơn chống thấm ngoài trời

Loại sơn này thường được dùng để sơn tường và các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thường sử dụng cho các công trình mới xây. Sơn chống thấm ngoài trời không chỉ giúp bảo vệ tường nhà khỏi các tác nhân đến từ môi trường tự nhiên, mà còn giúp duy trì thẩm mỹ mặt tiền của căn nhà. Một số thương hiệu sơn chống thấm ngoài trời bạn có thể tham khảo như: Sika, Dulux, Kova, Jotun,v.v…

4.2. Bột chống thấm tường

AD_4nXdihr1Kfnzyn-Z_jRAcpWzQB0YPh7vkk4V_xWsLgd-t3lQAV7lg-MmlHhC7x6wO-jjVOAewA8c--K4IgGQKVQJWanXghQ-5e66qyHi9zhovpNQhs9vPnjNN6z68RjL0UQLZnPG8PCEZgtJVEU90N3EiE3Hz?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Bột chống thấm tường

Bột chống thấm tường được thiết kế dưới dạng bào chế khô, cần phải trộn với nước theo tỉ lệ quy định của nhà sản xuất rồi mới thi công chống thấm được. Loại bột này có độ bám dính và đàn hồi khá tốt, là sự lựa chọn hoàn hảo khi thi công chống thấm cho tường nhà bởi ngoài khả năng kháng nước, bột chống thấm còn có khả năng chống ăn mòn cực kỳ cao, giúp tăng sự liên kết giữa các vết nứt nẻ trong tường nhà.

4.3. Keo chống thấm tường

AD_4nXcdeGdJFV3T2hAT7_YpbB7FLIGxUgX-RkUgyeS0ABDtNTcNLsP7uMwhMsvMvnHWuro5ChH0Wit9-b0vDN9JuHIEYqWHlhukY_AojD6jUiJs4w0AWGw3eipbIoy9UArsjjv_z5XQChjqp_uCCvLmCUEz13DB?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Keo chống thấm tường

Keo chống thấm tường là loại keo có độ kết dính tốt, ngăn chặn hiệu quả sự thâm nhập của nước lên bề mặt tường. Một số loại keo chống thấm còn có khả năng giãn nở tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường nên bề mặt chống thấm sẽ hạn chế được tình trạng nứt nẻ và bị nước xâm nhập.

5. Top 13 phương pháp chống thấm tường 

Áp dụng phương pháp chống thấm tường phù hợp với từng loại công trình sẽ đảm bảo cho tuổi thọ của công trình được kéo dài. Phê Decor gợi ý 13 phương pháp chống thấm tường mang lại hiệu quả chống thấm vượt trội dưới đây mà bạn có thể tham khảo.

5.1. Chống thấm cho tường nhà cũ

Tường nhà cũ thường gặp các tình trạng thấm dột, ẩm mốc lâu ngày. Vì vậy việc chống thấm là cần thiết để cải thiện chất lượng bề mặt tường. Để tiến hành thi công chống thấm cho tường nhà cũ, bạn cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định vị trí, cạo và làm sạch lớp sơn cũ đã bị bong tróc, rạn nứt trên bề mặt tường. Sau đó làm sạch bề mặt cần chống thấm

Bước 2: Sử dụng keo chống thấm trám lại các vết nứt do nước thấm dột 

Bước 3:  Quét sơn chống thấm lên bề mặt từ 2-3 lớp để đạt hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, cần thực hiện trong tình trạng bề mặt đã khô ráo, sạch sẽ

Bước 4: Sau khi quét lớp chống thấm khô, sơn phủ màu lên theo nhu cầu của bạn để tăng tính thẩm mỹ cho không gian

5.2. Chống thấm cho tường nhà mới xây

Tường nhà mới xây là thời điểm thích hợp nhất để thi công chống thấm đạt hiệu quả tối đa. Đối với tường nhà mới xây, bạn nên sử dụng các loại sơn chống thấm ngoài trời, vì sở dĩ đặc tính của các loại sơn này có khả năng chống thấm tuyệt đối tốt kể cả trong thời tiết cực đoan. Loại sơn này cũng có thể vừa sử dụng được trong và ngoài trời

5.3. Chống thấm chân tường nhà

AD_4nXdgro3x7HOCanOvYOsbBHdrh6Laq7lbx_qGMzBjSYOyLZWp8WQiTE0EMtqZGjZ8ZEoLbj8_MyzZPMHUcIHDzbogydLB0GzrAdc8wcaxrAHiY307_F5RBUBG22UqlbkCa_pJ24bR6nngDndH31EZUpbfNQq0?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm chân tường nhà

Chân tường nhà thường gặp tình trạng ẩm mốc do đường ống nước âm tường bị rò rỉ hoặc do lượng nước mưa từ bên ngoài thấm vào, gây ra tình trạng ẩm thấp và bong tróc sơn. Đối với chân tường nhà, bạn nên sử dụng loại sơn chống thấm gốc xi măng để vừa đảm bảo độ chắc chắn, vừa có giá thành rẻ hơn các loại sơn chống thấm khác. Sau đó có thể quét lại một lớp sơn màu để tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà.

5.4. Chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà

Để tiết kiệm không gian, các căn nhà trong thành phố lớn thường được xây dựng san sát nhau. Chính vì vậy, khi gặp mưa gió hoặc các điều kiện thời tiết xấu, tường nhà sẽ dễ bị thấm nước và rạn nứt dần theo thời gian. Để chống thấm tường nhà trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng phương pháp sau: 

AD_4nXeD98-6i27bqNLdbItiC9FPXzZKTzTjH7pzfPC-T9YiB1sJauMU3hRoVtU9MX7vQRzROGjLFotH1wC2zTf03x3a8rSaRiQOWPgWeFBh05mtpuEGe_nMDnKgToV7dOS-0dwKLPcoI-wAc_DhSLqp0ZOF6cQO?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà
  • Chống thấm khe tiếp giáp bằng tôn: đặt một miếng tôn chống thấm dọc theo tường nhà, ngay vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường nhà và gia cố chắc chắn. Khi trời mưa, nước sẽ chảy xuống miếng tôn này, từ đó giúp nước không bị ngấm vào giữa 2 khe tường nhà.
  • Chống thấm tường nhà liền kề ngay lúc bắt đầu xây: một phương pháp khác đó là ngay từ lúc xây nhà, bạn có thể sử dụng vữa chống thấm thay vì vữa thường để trám lên tường để đạt hiệu quả chống thấm ngay từ đầu

5.5. Chống thấm ngược tường nhà liền kề

Chống thấm ngược cho tường nhà liền kề là một phương pháp lý tưởng cho nhà mới xây. Sau khi hoàn thành lớp xây gạch, thay vì tráng tường thì sẽ tiến hành chống thấm ngược trước. Còn đối với trường hợp nhà cũ cần chống thấm thì phải loại bỏ phần tường bị thấm phía trong, sau đó tiến hành lớp chống thấm rồi trát lại tường. Các bước tiến hành chống thấm ngược tường nhà liền kề sẽ như sau:

AD_4nXdsRS2QgnKs6NiCSQoGihfsSie98H0pL28A4n6A3Ia31ZDeDn-A7HqWSBk9kt7zVKlJSEuph9oC7MAEURqpIa2V85vEYTmQRfbVoTRIl_6EWdn1wHH2H49DX9mQ6IBqgN1sr0W8NA_1StJzFcHaCdnb6-c?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm ngược tường nhà liền kề

Bước 1: Sau khi loại bỏ phần tường, phun dung dịch chống thấm đã được pha sẵn lên bề mặt. Nên phun 2 lớp, mỗi lớp chống thấm cách nhau 4-5 giờ 

Bước 3: Sau 2-3 ngày khô, bạn cần phun nước lên để kiểm tra độ hiệu quả chống thấm. Sau đó trát vữa lại cho tường 

Bước 4: Sau khi bề mặt khô, sơn phủ màu lên bề mặt tường theo nhu cầu của bạn, hoàn thiện công trình.

5.6. Chống thấm tường phía trong nhà

Để chống thấm tường phía trong nhà, bạn có thể áp dụng phương pháp chống thấm tường nhà như sau:

AD_4nXdhvnpIwLUp5yG5xLPJt5HDD_PC0ZXFa8AkWNTLaOMFvR3vjL35ks8NJOCPEUO09tiZj3yZMgvU0L2CnjunBo0DPTv6XhzQ5pFBShEBIdS45esoprwrZ7nTJswMkHuBfgy65M4LP-QdMvN55U6_z2EzJG0?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm tường phía trong nhà

Bước 1: Làm ẩm bề mặt cần chống thấm bằng nước, đồng thời tạo độ ẩm cho bề mặt nhưng tránh để nước ứ đọng quá nhiều trên bề mặt. 

Bước 2: Trộn sơn và dung dịch chống thấm chuyên dụng theo quy định của nhà sản xuất

Bước 3: Thi công lớp chống thấm (3 lớp, mỗi lớp cách nhau  3 – 4 giờ)

Bước 4: Cuối cùng dùng bay để hoàn thiện bề mặt và để khô.

5.7. Chống thấm tường ngoài trời

Chống thấm tường ngoài trời là bí quyết giúp gia tăng tuổi thọ cho công trình. Bởi nó không chỉ bảo vệ kết cấu ngôi nhà, mà còn làm giảm bớt tác động của môi trường tự nhiên lên tường nhà, ngăn ngừa nước thâm nhập vào bên trong, cũng như bảo vệ các thiết bị trong hoặc gần bức tường được an toàn hơn. Bạn chỉ có thể thực hiện chống thấm tường ngoài trong các trường hợp sau đây:

  • Tường nhà không kề sát hoặc không chung tường với các nhà khác
  • Tường thi công trước, và chưa bị che khuất bởi các công trình thi công sau
AD_4nXdxCebWzA121-kbiIoms8xAzhJZg0ug95EhuQXwfkCDvLcuqqIa7HJAXIr5lmaSVZSZmhSRWBVqnga7fGU1yDEpqnBAt9SmXJpE0cCGW2RD76pIWBxtckXIhAdL2p7UMb577J_D8ru-k_V7ei8j25G8UQ1y?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm tường nhà ngoài trời

Quy trình thi công chống thấm công trình tường ngoài trời thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt tường, để tạo độ nhám và độ bám dính tốt

Bước 2: Làm phẳng bề mặt thi công, vá lại những vết nứt, hay những chỗ bị rỗ. Với những vết nứt to, bạn cần phải trám lại bằng vữa và sử dụng thêm phụ gia chống thấm. Đồng thời, tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi thi công, đúng  theo tiêu chuẩn dưới 16%.

Bước 3: Thi công chống thấm tường ngoài trời. Sử dụng các vật liệu chống thấm như sơn chống thấm, tôn chống thấm phù hợp lên mặt bê tông ở phía ngoài để ngăn nước thấm vào bên trong. Một lưu ý là bạn cần thực hiện đúng theo quy trình mà nhà sản xuất đã ghi rõ trên thùng hoặc bao bì.

5.8. Chống thấm ngược

Phương pháp này được đánh giá là phương pháp hữu hiệu nhất trong trường hợp không thể chống thấm từ khe tiếp giáp giữa 2 bức tường từ lúc mới xây. Quy trình thi công chống thấm ngược như sau: 

AD_4nXe2-Kgi0kuUkd8cXaue1NFF0Q1cX9g0tsLu5SbyLyiDMySB3lW__6JcqhJ5U5ZkQFlxJI2xdpcSvVMP4AJS6GHzVlt3atMaHwYW8sXQH6ItDFDOQvbQYaizI5CS3Wb3_QdbGnzV1-i7xmU3Pxj6jAper8Q?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm ngược

Bước 1: Sử dụng chất phụ gia chống thấm làm chất kết nối

Bước 2: Sử dụng dung dịch chống thấm ở dạng tinh thể Water Seal DPC, phun 2 lớp sơn, mỗi lớp cách nhau 4-5 tiếng

Bước 3: Để khô trong thời gian từ 2-3 ngày. Sau đó, để biết bề mặt đã đạt được hiệu quả chống thấm chưa, bạn cần tưới nước lên bề mặt để xem nước có bị thấm vào tường không. Nếu không thì thi công đã chuẩn, còn nếu vẫn bị thấm nước thì bạn cần tiến hành sơn lại một lớp nữa và kiểm tra lại 

Bước 4: Trát vữa và hoàn thiện bước chống thấm. Sau đó, bạn có thể tiến hành quy trình các sơn phủ nhà như bình thường.

5.9. Chống thấm cho vết nứt trong nhà

Với tường nhà gặp tình trạng bị bong tróc, nứt nẻ trên bề mặt, tuỳ thuộc vào mức độ nứt mà sẽ có những cách chống thấm khác nhau. Đối với những vết nứt nhỏ, bạn chỉ cần dùng keo hoặc dung dịch chống thấm chuyên dụng trám bít lại, rồi sơn phủ màu lên là hoàn thiện. Đối với những vết nứt do tường bị thấm dột lâu ngày, gần như bị mục nát phần bề mặt đó thì sẽ tiến hành chống thấm như sau:

AD_4nXejXEi8OUW8zeBFVXjLJHyPRILMQIaQPxE1wJ8zPbfT_iMQHXamFSL2K1eW_AMhSuoAXW5R05wT9Sf6NHFMCIyQfixamRf-aeFPb9vx8JMbyLTk9KABm5xBYsxMDz2cqCr685bA2wY45k6sePwgIAUdcUio?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm cho vết nứt trong nhà

Bước 1: đục và khoét bề mặt bị nứt khoảng 3-4cm, rửa và vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường

Bước 2: Dùng các vật liệu vữa chống thấm chuyên dụng để trám bít lên bề mặt tường vừa đục

Bước 3: Phủ lớp màng chống thấm sau khi bề mặt đã khô, hoàn thiện công trình. Lưu ý, cần kiểm tra lại bằng nước sau 12h để xem hiệu quả chống thấm

5.10. Chống thấm khi bị rêu mốc

Tường bị rêu mốc có thể do không khí ẩm làm hơi nước ngưng đọng trên tường, lâu ngày không được vệ sinh dẫn đến mọc rêu mốc, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến không khí trong nhà. Để tiến hành thi công tường chống rêu mốc cần thực hiện các bước sau:

AD_4nXd7WC3rJaWj3fWz5QodcNBW_l56-1U6c4paFf1dGd6ZhFElabQQc8X7oKP6r_12wuSWZyUmtpIrRzdOdVELkP_0yA52YN38zrvD1d2_UycF51vD3D1QQmKOKwRAXE5izHk52ERCCdH2ylrDmWsTb_3QTd18?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm tường khi bị rêu mốc

Bước 1: Xác định vị trí tường mọc rêu mốc, đục khoét và loại bỏ sạch lớp tường dính rêu

Bước 2: Sử dụng các loại vữa chống thấm trám bít vào các khe hở vừa loại bỏ, sau đó chờ bề mặt khô

Bước 3: Sơn chống thấm lên bề mặt, chờ khô và hoàn thiện công trình

5.11. Cách chống thấm tường cũ triệt để bằng Silatex Super

Silatex Super là một loại vật liệu chống thấm Acrylic, có độ đàn hồi cao và khả năng chống tia UV cực kỳ tốt. Để chống thấm tường cũ triệt để bằng Silatex Super cần thực hiện các bước như sau:

AD_4nXccNnRBuyfbb-F7rVOEqa9h-iuTCgYT-_YvUkQ2CBxqeRlgqMdJs4gr_iVIAX-_e_d2DD_DZHXsZhS17zTo-TAepdqYETkZcU76iDBg9xchlgAgy7WGhRaMyt12Qq63AaIC_DRYow1Xmq6eFC-O-pIAH_ov?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Cách chống thấm tường cũ triệt để bằng Silatex Super

Bước 1: Xác định các khe hở, vết nứt để trám bít lại, sau đó vệ sinh bề mặt sạch sẽ và khô ráo

Bước 2: Quét lớp sơn lót lên bề mặt để khả năng chống thấm đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể sử dụng sơn Revinex để sơn lót lên

Bước 3: Sau khi lớp lót khô hoàn toàn, quét sơn Silatex Super lên với 2 lớp chính. Lớp thứ nhất pha với nước (5%) và lớp thứ 2 nguyên chất. Lưu ý mỗi lớp sơn cách nhau 24h

Bước 4: Để khô và hoàn thiện công trình

>>>Xem thêm: Mùi sơn nhà mới có độc không? Làm thế nào để tránh tác hại từ mùi sơn? 

5.12. Chống thấm chân tường nhà bằng sơn chống thấm Kova

AD_4nXf5eJzardsj6XS9FiZaG3-XiLvaBfdNX18-OYqKUHNSfrukQ3sPHa4JHWWw89j6Az6mb8yRuQoTqClSuk8FaORlPsDbvIVxqK-9-Kc--lDNJRpTDjMkxwctQJhsj_kWOnhr5LuENpMgf1QuPGXEiDjCwCGD?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm chân tường nhà bằng sơn chống thấm Kova

Bước 1: làm sạch bề mặt chân thường bị thấm dột, loại bỏ lớp sơn cũ đã làm hư hỏng bề mặt tường

Bước 2: Trộn nhuyễn xi măng và sơn KOVA theo tỉ lệ 1:2, sau đó quét hỗn hợp vào chân tường

Bước 3: Đợi sơn khô rồi tiến hành sơn màu phủ lên như những phương pháp khác

Bạn cần lưu ý kiểm tra lại đường ống nước, tiến hành bảo hành và sửa chữa để nước không bị rò rỉ làm thấm vào chân tường nhà.

5.13. Chống thấm tường bằng cách bơm Foam ngược

Đây là phương pháp chống thấm tường bằng cách sử dụng loại keo foam, một loại keo với cơ chế hoạt động khi gặp nước, loại keo này sẽ bung nở rộng ra gấp 5 6 lần làm trám bít các khe hở trong tường, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước. Để tiến hành phương pháp chống thấm này đòi hỏi phải có tay nghề kỹ thuật cao, Phê Decor gợi ý các bước cần thực hiện như sau:

AD_4nXfK1WJrbMuzL2lpynCl87ZKuX2JNjkDZPlWMCu8IbDvb45BJMZ1zX53rwYi_taqfzWrFZjN1Ttz_8_LUBNbcvhQE_raYvHRO5I8HSccT5ePwxOSYONKh_P1pkFnFiPEKg09g4byXl0yWt4KcRL__97J6rEy?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Chống thấm tường bằng cách bơm Foam ngược

Bước 1: Sau khi xác định và làm sạch sẽ các vết nứt trên tường, dùng máy khoan khoan sâu vào tường khoảng 7-20cm, các mũi khoan cách nhau 2-5cm và xéo 45 độ.

Bước 2: Sử dụng máy bơm foam chuyên dụng để bơm keo foam vào các vị trí vừa khoan, sau đó để bề mặt khô hoàn toàn

Bước 3: Sử dụng các vật liệu vữa chống thấm để trám bít các lỗ khoan. Vệ sinh lại bề mặt chống thấm 1 lần nữa và hoàn thiện công trình.

6. Một số lưu ý khi tiến hành chống thấm tường

AD_4nXe-dm4DJGFykVH4sEDQ9I148P5tmOh-aT2icr9hmNyjSYs3cs6e1O5U_aKRStCWHwyfooFblLyWDe__ENI1QY1avf0u42B9oX0tNiwLZRYf9NQKcH1oXmlkTe8T8ZNgUY0hcwnbSNitRsF07FPx3ja-mbZf?key=v2DatOHGY7mCIY-BT-pZUQ
Một số lưu ý khi tiến hành chống thấm tường
  • Màu sắc: lựa chọn sơn hoặc pha sơn có màu sắc phù hợp với nội thất và phong cách nhà bạn
  • Giá thành: lựa chọn sơn phù hợp với ngân sách của bạn, tránh tình trạng thiếu sơn hoặc thâm hụt ngân sách
  • Đội ngũ thi công uy tín: thông thường một số công trình nhỏ thì bạn có thể tự tay sơn, với các công trình lớn hơn, nên cân nhắc lựa chọn các đơn vị đã có nhiều công trình thi công sơn chống thấm thành công
  • Bảo dưỡng định kỳ: nên theo dõi xem công trình sơn chống thấm có gặp vấn đề gì không để kịp thời xử lý, tránh tình trạng bong tróc hoặc nứt nẻ

Chống thấm tường hiệu quả là việc làm vô cùng cần thiết để giữ cho căn nhà của bạn luôn trong tình trạng như mới, không bị nước xâm nhập, không bị nấm mốc. Phê Decor hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức về các phương pháp chống thấm tường hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn về thiết kế nội thất nhà ở thông minh bàn ăntủ bếp hay nội thất phòng bếp, v.v…hãy liên hệ Phê Decor để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhất!

.>>>Xem thêm: 10 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả ngay 

Share Chia sẻ
Đánh giá của bạn

Lên đầu trang

Giỏ hàng

Đường dây nóng

Phone 0988786086

Chat với chúng tôi qua zalo

Zalo

Kết nối với chúng tôi trên facebook

Facebook

Thành công, Zidio sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!

Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!

Đã thêm thành công sản phẩm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng
Thành tiền

sản phầm trong giỏ hàng của bạn.